Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Donald Trump đắc cử và tương lai của các quốc gia châu Á

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Donald Trump đắc cử đã khiến người dân các nước châu Á trở nên lo lắng về việc liệu ông sẽ áp dụng chính sách đối ngoại như thế nào với khu vực chiến lược này.

(ĐSPL) – Donald Trump đắc cử đã khiến người dân các nước châu Á trở nên lo lắng về việc liệu ông sẽ áp dụng chính sách đối ngoại như thế nào với khu vực chiến lược này.

Người dân châu Á lo ngại tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tác động mạnh đến một phương diện nào đó như hợp tác an ninh hoặc kinh tế.

“Chiến thắng của Donald Trump đã khuếch đại sự không chắc chắn ở khắp châu Á. Nhiều người đang cảm thấy kinh hoàng", Jeff Kingston, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Nhật Bản cho biết.

Từ Trung Quốc, Nhật Bản tới các quốc gia nhỏ hơn ở Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của khu vực đang thực sự muốn biết liệu Trump có thực hiện tốt lời hứa trong chiến dịch tranh cử và hậu bầu cử hay không. Những chính sách của ông Trump có thể sẽ làm ảnh hưởng tới liên minh lâu đời, phạm vi bản đồ địa chính trị và thậm chí gây ra nguy cơ xung đột.

Nhật Bản

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc trong vấn đề lợi ích của Mỹ. Ông sẽ là nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên tiếp xúc với Donald Trump vào ngày mai 17/11 trên khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh APEC tại Peru. Mặc dù chưa rõ phản ứng của Trump song ông Abe sẽ phải rất cố gắng để  bảo vệ mối quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật Bản.

"Tôi nghĩ rằng Thủ tướng Abe sẽ hiểu về tính cách của ông Trump - một người dễ nổi nóng, có hành vi phạm hơi quá khích một cách dễ dàng. Tân Tổng thống Mỹ không có sự hòa hảo như Tổng thống Obama", giáo sư Kingston nói.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump gây choáng váng cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh mạnh nhất của Mỹ bằng cách gợi ý họ nên chi trả nhiều hơn để có được sự bảo vệ hay những lợi ích từ Washington.

"Nhật Bản là đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở châu Á và Tokyo cũng sẽ muốn điều này được khẳng định", Kingston nói. Ông Abe "sẽ tìm kiếm sự bảo đảm an ninh", ông cho biết thêm.

Nhật Bản cũng sẽ muốn biết về kế hoạch tiếp cận của ông Trump với Triều Tiên, quốc gia đã tăng cường thử nghiệm tên lửa trong năm nay, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân.

Trung Quốc

Donald Trump từng "dọa" sẽ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung

Quốc.

Donald Trump từng đe dọa trong chiến dịch tranh cử rằng nếu đắc cử, ông sẽ tiến hành một cuộc chiến thương mại toàn diện với Bắc Kinh. Trump cũng cáo buộc tội "hiếp dâm" Mỹ cho Trung Quốc.

Và Bắc Kinh đang chuẩn bị tinh thần cho cú đánh của Trump, ít nhất là về cú đánh phủ đầu. "Có thể là trong giai đoạn đầu của nhiệm kỳ Tổng thống, ông Trump sẽ nhằm vào Trung Quốc", một bài xã luận trên Thời báo Hoàn cầu nhận định.

Tuy nhiên, ông Shen Dingli, phó hiệu trưởng của Học viện Quan hệ Quốc tế, Đại học Fudan ở Thượng Hải, hoài nghi rằng Trump sẽ không thực hiện những lời lẽ trong chiến dịch của mình mà thay vào đó là cải thiện mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

"Một cuộc chiến tranh thương mại là không thể xảy ra", Shen nói. "Trump là một người thông minh. Ông nói những điều đó chỉ để nhận được sự ủng hộ. Khi ông ấy lên cầm quyền, ông sẽ tiếp tục là một người thông minh và sẽ không muốn làm tổn thương cơ hội để được tái đắc cử".

Shen cũng hy vọng Trump để tập trung hơn vào các chính sách đối nội của mình, làm cho Mỹ ít có khả năng tranh với Trung Quốc về các vấn đề như Biển Đông. Chính sách “tái cân bằng” của Tổng thống Barack Obama ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương không thực sự phổ biến ở Trung Quốc.

"Nếu ông Trump cảm thấy khó khăn khi hợp tác với Trung Quốc, ông có thể dễ dàng thực hiện một vài thao tác dẫn đến xung đột. Nhưng nếu Trump thực sự làm như vậy, ông đã tặng cho Trung Quốc một vị thế gây ảnh hưởng trên toàn cầu".

Hàn Quốc

Mỹ - Hàn đã quyết định triển khai THAAD để phòng ngừa các mối đe dọa từ phía Triều Tiên.

Chiến thắng của Trump đã đến vào thời điểm chính trị Hàn Quốc không ổn định. Tổng thống Park Geun-hye đang dính vào một vụ bê bối tham nhũng, dẫn đến những cuộc biểu tình lớn chưa từng có và làm dấy lên lời kêu gọi yêu cầu bà từ chức.

John Delury, một giáo sư về nghiên cứu châu Á tại Đại học Yonsei ở Seoul cho biết: "Thời điểm hiện tại, Hàn Quốc không có một vị lãnh đạo có thể thực sự hợp tác với Donald Trump."

Bà Park dự kiến ​​sẽ bị thẩm vấn trong tuần này. Nhiều phụ tá của bà đã từ chức và bà cũng bị buộc phải sa thải Thủ tướng trong chính phủ của mình.

Tồn tại nhiều mối đe dọa đối với an ninh và chính trị Hàn Quốc trong thời điểm này, đặc biệt là nguy cơ từ đối thủ Triều Tiên có trang bị vũ khí hạt nhân.

Có tới 28.500 binh sĩ Mỹ bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp xung đột. Mỹ - Hàn cũng quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD, bất chấp phản đối từ Nga, Trung.

Trump cho biết trong cuộc bầu cử, ông sẽ sẵn sàng xem xét rút quân khỏi Hàn Quốc nếu Seoul không trả thêm một phần lớn kinh phí cho Mỹ. Hiện tại Hàn Quốc đang chịu 40% tổng số chi phí duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ, cung cấp cơ sở vật chất tại nhiều khu vực trên cả nước.

Philippines

Quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Philippines có thể được cải thiện nhiều hơn sau khi ông Trump lên nắm quyền.

“Nhà Trắng dưới trướng Trump sẽ có một mối quan hệ tốt hơn với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vì cả 2 vị lãnh đạo đều có phong cách mạnh mẽ”, CNN dẫn lời Richard Javad Heydarian, một giáo sư khoa học chính trị tại Đại học La Salle De ở Manila.

Ông nói rằng Trump ít có khả năng xung đột với Duterte vì cuộc chiến chống ma túy. Đồng thời, Duterte cũng đã bổ nhiệm đối tác kinh doanh của Trump ở Philippines như một phái viên thương mại của Mỹ.

"Duterte sẽ được thoải mái hơn với Trump. Ông Trump thoải mái hơn về nhân quyền và dân chủ", Heydarian nhận định.

Tuy nhiên, Heydarian sợ chính quyền Trump sẽ bận tâm và bị phân tâm với các vấn đề trong nước, không có lợi cho các quốc gia nhỏ hơn của châu Á như Philippines trong thời gian dài. Theo ông Heydarian, khả năng Mỹ tiến hành đầu tư cho một dự án năng lượng ở Philippines là “không khả quan”.

Pakistan

Chiến thắng của Trump đến vào thời điểm mà quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đang leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, ông Trump đã gợi ý rằng ông muốn thấy một sự cải thiện trong quan hệ 2 nước láng giềng tại khu vực Nam Á.

"Vâng, tôi rất thích nhìn thấy Pakistan và Ấn Độ đứng cùng nhau", ông nói với tờ Hindustan Times trong một cuộc phỏng vấn độc quyền hồi tháng 10/2016.

Mặc dù Trump vẫn chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể cho mối quan hệ ngoại giao với Pakistan, trong một cuộc phỏng vấn ở tòa thị chính, Tổng thống Anderson Cooper, cho biết nước này có "một vấn đề quan trọng" với Mỹ về việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Mosharraf Zaidi, một nhà phân tích tại tổ chức giáo dục Pakistan Alif Ailaan, nói với CNN rằng lập trường ủng hộ của Mỹ với Pakistan có khả năng sẽ tiếp tục sau khi Donald Trump chính thức nắm quyền.

"Pakistan vẫn sẽ phải đối phó với áp lực từ Mỹ", Zaidi cho biết. "Một Tổng thống thông minh của nước Mỹ sẽ làm việc chặt chẽ với Pakistan, trong khi có thể đồng thời đáp ứng kỳ vọng từ phía Ấn Độ".

Zaidi giải thích rằng những thành công gần đây của Pakistan trong việc tiêu diệt một số nhóm khủng bố thể hiện họ là một đồng minh mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Ấn Độ

Donald Trump trước đây đã từng thổ lộ về hảo cảm của ông với Ấn Độ. Ông từng tuyên bố mình có một "tình yêu lớn" với quốc gia này bởi vì ông "có rất nhiều bạn bè" ở đó.

Theo The Diplomat, Ấn Độ có thể được hưởng lợi từ cam kết của Mỹ với các đồng minh châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm ngăn chặn những tiến bộ của Trung Quốc ở Biển Đông. Hải quân Ấn Độ được hưởng lợi từ những mối quan hệ chiến lược như Mỹ trong tăng cường năng lực các hạm đội.

Tuy nhiên, nếu Trump thực sự ngăn chặn dòng người nhập cư vào Mỹ, động thái này có thể ảnh hưởng đến các công ty IT của Ấn Độ - những công ty tạo ra doanh thu dựa trên chương trình visa H-1B mà cho phép người Ấn tìm việc làm ở Mỹ với chi phí thấp.

Điều II, Khoản 2, Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Theo thỏa thuận và sự đồng ý của Thượng viện - với sự nhất trí của hai phần ba số thượng nghị sĩ có mặt, Tổng thống có quyền ký kết các điều ước. Và cũng theo thỏa thuận, đồng ý của Thượng viện, Tổng thống sẽ bổ nhiệm các đại sứ, các công sứ, lãnh sự, các quan tòa của Tòa án tối cao và những quan chức khác của Hoa Kỳ. Những việc bổ nhiệm này không làm trái với những qui định và sẽ được thực hiện theo luật định, nhưng Quốc hội có thể căn cứ vào các điều luật mà thực hiện quyền bổ nhiệm các quan chức cấp dưới trong các tòa án hoặc các vụ viện mà họ cho là phù hợp.
Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.
Link nguồn tham khảo: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution

NHẤT DUY (Theo CNN)
 

Tin nổi bật