Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine sản xuất hàng loạt robot quân sự, kỳ vọng thay đổi cục diện chiến sự

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

Ukraine kỳ vọng hệ thống robot quân sự đa chức năng khi được đưa vào chiến đấu sẽ là nhân tố “thay đổi cuộc chơi” tiếp theo trong cuộc xung đột với Nga.

Theo thông tin mới nhất từ ông Mykhailo Fedorov - Bộ trưởng Bộ Chuyển đổi Kỹ thuật số Ukraine, nước này đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các hệ thống robot quân sự có khả năng hoạt động như các thiết bị không người lái cảm tử, tháp pháo điều khiển từ xa, bệ khai thác và rà phá bom mìn cũng như các phương tiện sơ tán.

"Việc sản xuất hàng loạt hệ thống robot quân sự trên mặt đất đã bắt đầu ở Ukraine. Brave1 đã thử nghiệm hơn 50 hệ thống tại bãi tập”, ông Fedorov cho biết trong một bài đăng trên Telegram hôm 12/3. Trong đó, Brave1 là nhóm phát triển công nghệ quân sự do các cơ quan chính phủ Ukraine thành lập.

Các khả năng hoạt động như thiết bị không người lái cảm tử, tháp pháo, bệ khai thác và rà phá bom mìn, sơ tán người bị thương cũng như vận chuyển đạn dược đến các vị trí cố định của robot quân sự này đều đã được thử nghiệm.

Robot Ukrain thử nghiệm khả năng vận chuyển quân nhân bị thương. Ảnh: Pravda

“Các robot đã thể hiện đầy đủ tính năng trong các buổi thử nhiệm. Trong vài tháng nữa, chúng sẽ có mặt trên chiến trường với hàng trăm hệ thống khác nhau được mua thông qua UNITED24”, Bộ trưởng Fedorov cho hay đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng các hệ thống robot trên mặt đất này "sẽ là nhân tố thay đổi cuộc chơi” tiếp theo trong cuộc xung đột với Nga.

Theo ông Fedorov, đây là chiến thuật tác chiến bất đối xứng trước ưu thế về số lượng vũ khí của quân đội Nga. Nhóm phát triển Brave1 đến nay đã tạo ra hơn 140 robot và 96 trong số đó đã trải qua quá trình thử nghiệm và 14 loại đã được hệ thống hóa theo tiêu chuẩn của NATO.

Tháng 10 năm ngoái, Brave1 cũng từng trình làng một phương tiện tấn công mặt đất không người lái có tên là Ratel S (hay còn gọi là Honey Badger). “Ý tưởng chính là thiết bị không người lái mặt đất được sử dụng như một đầu đạn di động mang mìn chống tăng hoặc các thiết bị nổ khác tấn công xe tăng đối phương”, bà Viktoriia Kovalchuk - phát ngôn viên của của Brave1 chia sẻ.

Trưởng nhóm phát triển Brave1 – ông Taras Ostapchuk thời điểm trên cũng tiết lộ với Kyiv Post rằng Ratel S có thể lặng lẽ tiếp cận các vị trí của Nga, vượt qua chướng ngại vật cao tới 25 cm và hoạt động hiệu quả trên địa hình cát.

Trong khi đó, Bộ trưởng Fedorov thông tin rằng, Ratel S sẽ được trang bị bộ lặp và hệ thống kích nổ từ xa đồng thời hoạt động dưới sự điều khiển của quân nhân Ukraine thông qua hệ thống camera góc nhìn thứ nhất.

Với tầm hoạt động khoảng 6 km, thiết bị này là sẽ giúp quân đội Ukraine "cho nổ tung" xe tăng và thiết bị quân sự của Nga từ một khoảng cách anh toàn an, giảm đáng kể con số thương vong khi giao tranh xảy ra.

Phương Uyên (Theo Pravda)

Tin nổi bật