Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Ukraine: Cú sốc Đông-Tây”

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình từ ngày 18/2 ở Ukraine đã làm cho hơn 50 người thiệt mạng.

(ĐSPL) - Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình từ ngày 18/2  ở Ukraine đã làm cho hơn 50 người thiệt mạng.
Báo chí Pháp đều nhắc lại vụ xung đột giữa cảnh sát và người biểu tình xảy ra đêm 18/2 và các cuộc đụng độ đẫm máu ngày 20/2. Cảnh sát phát động chiến dịch “chống khủng bố” để giải tán người biểu tình, còn người biểu tình thì kiên quyết bằng mọi giá bám trụ địa bàn.
“Ukraine: Cú sốc Đông-Tây”
Báo Libération dành gần trọn trang nhất cho vấn đề này với dòng tựa “Ukraine: Bạo lực”, còn Le Figaro cũng chạy tít lớn trang nhất “Ukraina: Cú sốc Đông-Tây”.
Theo báo chí Pháp, hậu quả xung đột đã làm thiệt mạng hơn 50 người, trong đó có hàng chục cảnh sát, và làm bị thương hàng trăm người. Quảng trường Độc Lập tại thủ đô Kiev luôn là nơi trọng điểm xung đột.
Bất ổn cũng lan nhanh sang các địa phương khác, làm rõ hơn bức tranh chia rẽ Đông-Tây của người Ukraine. Các tờ báo cho biết, ở một số tỉnh miền Tây Ukraine thân với Châu Âu, người biểu tình đã tấn công chiếm đóng trụ sở các cơ quan hành chính và cảnh sát sau khi có tin vũ lực xảy ra ở Kiev. Còn ở các địa phương miền Đông thân Nga, những người biểu tình lại tấn công vào trụ sở các đảng phái đối lập.
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra “độc lập và khẩn cấp”, trong khi Đức Giáo hoàng Francis kêu gọi “tất cả các bên chấm dứt bạo lực và tìm cách đạt thỏa thuận để lập lại hòa bình cho đất nước”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovich có cùng quan điểm khi tố cáo “âm mưu đảo chính” của phe đối lập.
Trong bài xã luận đăng trên trang nhất, La Croix cho rằng Ukraine hiện tại là cuộc “đọ găng không cân sức” giữa Liên minh Châu Âu và Nga. Với hệ thống chính trị tập trung quá nhiều quyền lực vào tay tổng thống như Nga, Tổng thống Putin có thể có những quyết định nhanh chóng đối phó với những tình huống khẩn cấp. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu phải tốn nhiều thời gian và thủ tục mới có được một quyết định chung. Đó là chưa kể bất đồng quan điểm kinh niên của các nước trong EU.
Để giải quyết tình hình, bài xã luận đăng trên trang nhất báo Le Monde kêu gọi các nước EU nên “có cùng một tiếng nói chung” và nên “tỏ ra cứng rắn”. Tờ báo cho rằng, EU nên tăng cường sức ép lên chính quyền Ukraine hơn nữa.
Chia sẻ quan điểm này, tờ báo cánh tả Libération đăng bài xã luận cho rằng, vụ đàn áp đẫm máu tối thứ Ba rồi là “một bước ngoặt” để các nước Châu Âu nhanh chóng tỏ ra đồng thuận nhằm thiết lập các biện pháp trừng phạt mà EU đã nhắc đi nhắc lại từ mấy tuần nay. Tờ báo cho rằng, thời cơ hiện tại là rất hiếm, bởi Tổng thống Nga Putin đang bận rộn với Olympic Sochi và không muốn bị dính quá nhiều rắc rối trong một bối cảnh như vậy.
Tờ báo cánh hữu Le Figaro cũng có quan điểm tương tự khi đăng bài xã luận trên trang nhất với dòng tựa “Không Đông cũng không Tây”. Tờ báo cho rằng, đã đến lúc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt bằng việc phong tỏa tài sản các cá nhân tại Ukraine, bởi vì phần lớn tài sản của họ được gửi ở các nước Tây Âu. Tuy vậy, tờ báo cũng kêu gọi EU và Nga đàm phán để đạt được thỏa thuận về vấn đề Ukraine, để hình thành một đất nước “không theo phương Tây và cũng chẳng nghiêng về phương Đông”.
Bàn về vai trò của Nga, nhật báo Le Monde cho rằng Moscow đang hậu thuẫn cho Tổng thống Ukraine Yanukovich. Tờ báo cũng cho biết, hiện Nga đang ra sức tuyên truyền ở các địa phương miền Đông thân Nga về “một Liên bang Ukraine”, theo đó các địa phương sẽ có nhiều quyền tự quyết hơn. Và để từ đó, miền Đông Ukraine thân Nga sẽ gia nhập vào liên minh thuế quan do Nga chủ xướng, còn miền Tây Ukraine thân EU sẽ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước Liên minh Châu Âu.
Văn Linh

 

Tin nổi bật