Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ukraine có thể nhận thông tin về khả năng tác chiến điện tử của Nga từ NATO

  • Phương Uyên
(DS&PL) -

NATO và Ukraine có thể sớm ký kết một thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp thông tin tình báo về các khả năng tác chiến điện tử của quân đội Nga.

Bloomberg dẫn thông tin từ Trợ lý Tổng thư ký NATO David van Weel mới đây cho biết, khối này và Ukraine đang lên kế hoạch ký thỏa thuận mở rộng hợp tác về công nghệ quốc phòng và trao đổi thông tin tình báo về khả năng tác chiến điện tử của Nga.

Theo ông David van Weel, thỏa thuận đưa ra các tiêu chuẩn mới về trao đổi thông tin giữa Ukraine và NATO, bao gồm cả chuỗi cung ứng máy bay không người lái sẽ được hoàn tất trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở thủ đô Washingtion, D.C (Mỹ) vào tháng 7 tới.

Ông nhấn mạnh rằng, một trong những mục tiêu của thỏa thuận là giúp Ukraine trở thành nhà cung cấp công nghệ quy mô lớn sau chiến tranh. Đối với NATO, đó cũng là việc nhân rộng một số ví dụ về triển khai và áp dụng nhanh chóng các công nghệ quân sự. Quan chức NATO thừa nhận Ukraine đang đổi mới với tốc độ rất nhanh nhưng Nga cũng không dậm chân tại chỗ.

Một hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Ảnh: Pravda

Thông tin trên được ông Van Weel được đưa ra tại Diễn đàn Đổi mới Quốc phòng NATO-Ukraine  diễn ra tại thành phố Kraków của Ba Lan vào đầu tuần này và có sự tham dự của đại diện 17 quốc gia, bao gồm cả Ukraine, Bỉ và Mỹ.

Chủ đề chính của sự kiện là cách chống lại việc Nga liên tục gây nhiễu hệ thống định vị GPS toàn cầu, khiến một số máy bay không người lái của Ukraine và vũ khí chính xác của nước ngoài không hoạt động hiệu quả. Điều này đặc biệt có liên quan khi một số nước phương Tây đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ để tấn công lãnh thổ Nga.

Tác chiến điện tử là một khái niệm rộng lớn, bao gồm nhiều kỹ thuật, như gây nhiễu, giả mạo thông tin mục tiêu. Gây nhiễu là tính năng đơn giản nhất khi thiết bị sẽ can thiệp vào tần số kết nối giữa vũ khí và hệ thống dẫn đường để chúng bị gián đoạn.

Trong khi đó, giả mạo thông tin mục tiêu là kỹ thuật phức tạp hơn khi nó sẽ gửi hàng loạt vị trí giả tới hệ thống định vị của vũ khí, làm cho nó tấn công chệch mục tiêu. Nga trong nhiều năm qua được xem là cường quốc về tác chiến điện tử.

Khi các vũ khí thông minh do phương Tây viện trợ tới Ukraine, Nga thường sẽ mất vài tháng hoặc thậm chí vài tuần để có thể thích nghi. Điều này khiến cho độ chính xác của những vũ khí này thường giảm dần theo thời gian.

Nga ngày càng tăng cường tác chiến điện tử để đối phó các loại đạn dẫn đường tầm xa mà phương Tây cung cấp cho Ukraine, như rocket HIMARS và đạn pháo Excalibur. Moscow cũng sử dụng năng lực này để gây nhiễu hoặc đánh lừa hệ thống phòng không Ukraine.

Theo Pravda

Tin nổi bật