Theo The Hill, trước đây, phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris từng được dự đoán sẽ trở thành người kế nhiệm Tổng thống đương nhiệm Joe Biden sau nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình hiện tại, điều này khó có thể xảy ra.
Cụ thể, một cuộc thăm dò được tiến hành bởi USA Today và Đại học Suffolk cho thấy chỉ 28% người được hỏi, thấp hơn 3/10, tán thành với những gì bà Harris đã thể hiện trong vai trò phó tổng thống Mỹ. Con số này thấp hơn so với Tổng thống Joe Biden (người hiện tại nhận dược 38% tỷ lệ ủng hộ và 59% phản đối). Trước đó, vào thời điểm mới nhậm chức, tỷ lệ tán thành của bà Harris là 46% và tỷ lệ phản đối là 40%.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
The Hill cho biết những khó khăn hiện tại của bà Harris chủ yếu do 2 nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân đầu tiên là do bà Harris rất ít khi xuất hiện công khai trước dư luận.
Truyền thông Mỹ chỉ ra đã 153 ngày trôi qua kể từ khi bà tham gia cuộc phỏng vấn với hãng tin NBC, cuộc phóng được coi là khởi đầu cho sự sụt giảm tín nhiệm với phó thổng thống Mỹ. Khi ấy, dẫn chương trình của NBC Lester Holt đã đặt câu hỏi về vấn đề biên giới với bà Harris. Cụ thể, ông Holt đã hỏi bà Harris về kế hoạch đến thăm biên giới, nơi các đoàn người nhập cư ồ ạt kéo đén, tìm đường vào Mỹ.
Theo đó, bà Harris được cho là đã đưa ra một trả lời kỳ lạ, lặp đi lặp lại: "Tại một thời điểm nào đó, chúng tôi sẽ đến biên giới. Chúng tôi đã đến biên giới. Nên những vấn đề này về biên giới... Chúng tôi đã đến biên giới. Chúng tôi đã đến đó".
Tuy nhiên, khi dẫn chương trình của NBC nói rằng bà chưa từng đến biên giới, bà Harris được cho là đã có thái độ không mấy vui vẻ và đáp: "Tôi cũng chưa từng đến châu Âu. Và tôi muốn nói là tôi không hiểu ý của bạn lắm".
Kể từ đó tới nay, cuộc phỏng vấn duy nhất bà tham gia là với kênh ABC. Bà cũng tổ chức họp báo nhưng là các sự kiện riêng biệt. Đánh giá về khả năng tiến hành các nhiệm vụ được tổng thống giao, bà Harris chỉ nhận được 23% tỷ lệ tán thành, thấp hơn 1/4, trong cách xử lý khủng hoảng biên giới, một vấn đề "nóng" tại Mỹ.
Ngoài ra, nguyên nhân thứ 2 khiến mức tín nhiệm của bà Harris thấp là do không được yêu thích ngay từ đầu. Dù được nêu tên là một trong 2 đại diện đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 nhưng bà Harris rất ít khi tới các bang như Iowa hay New Hampshire vận động tranh cử.
Nhìn chung cuộc thăm dò mới của USA Today và Đại học Sulkoff đã cho kết quả bất lợi không chỉ với bà Harris mà cả Tổng thống Biden. Trong đó, có tới 64% người Mỹ không muốn ông Biden tái tranh cử, 23% trong số đó là đảng viên Dân chủ.
Theo khảo sát của USA Today, đảng Cộng hòa đang dẫn trước đảng viên Dân chủ 8 điểm trên phiếu bầu Quốc hội. Trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 tới, chỉ cần giành lại 4 ghế ở Hạ viện, đảng Cộng hòa sẽ nắm quyền kiểm soát viện này. Trong khi đó, tại Thượng viện, con số còn sít sao hơn với cách biệt chỉ 1 ghế. Trước đây, cựu Tổng thống Barack Obama đã mất 63 ghế tại Quốc hội năm 2010 trước khi đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện năm 2014. Cựu Tổng thống Donald Trump thì đánh mất 43 ghế Quốc hội năm 2018 trước khi để đảng Dân chủ giành lại Thượng viện năm 2020.
Minh Hạnh (Theo The Hill)