Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ lệ kết hôn giảm mạnh, Trung Quốc đối mặt với vấn đề già hóa dân số

(DS&PL) -

Vấn đề dân số già của Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi số liệu thống kê chính thức mới nhất cho thấy tỷ lệ sinh và kết hôn của người dân nước này giảm đáng kể.

Vấn đề dân số già của Trung Quốc ngày càng trở nên tồi tệ hơn khi số liệu thống kê chính thức mới nhất cho thấy tỷ lệ sinh và kết hôn của người dân nước này giảm đáng kể.

Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn vì tỷ lệ sinh và tỷ lệ kết hôn giảm mạnh. Theo đó, vào năm 2030, khoảng 1/4 tổng số dân nước này sẽ ở độ tuổi trên 60, tức là không còn khả năng lao động.

Dân số già hóa nhanh chóng đã buộc Bắc Kinh phải chấm dứt chính sách một con được giới thiệu từ năm 1979. Nhằm kiểm soát tăng trưởng dân số, vào năm 2016, các cặp vợ chồng ở Trung Quốc đã có thể sinh 2 con.

Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của chính phủ, trong năm 2017, chỉ có thêm 17,58 triệu trẻ em được sinh ra trên toàn quốc, Tân Hoa Xã trích dẫn các số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia so sánh tương quan với con số 241 triệu người trên 60 tuổi.

Dân số Trung Quốc già hóa nhanh chóng. Ảnh: SCMP

Tỷ lệ sinh năm 2017 giảm xuống còn 12,43 ca sinh đẻ trên 1.000 người – giảm từ mức cao kỷ lục 12,95/1.000 người năm 2016. Khoảng 51% trong số những trẻ sơ sinh đó không phải là đứa con đầu tiên trong gia đình. Nhà nhân khẩu học Chen Youhua từ Đại học Nam Kinh cho biết tỷ lệ sinh thấp hơn chủ yếu là do giảm số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ.

Ông cho biết các yếu tố khác như trì hoãn hôn nhân và miễn cưỡng có con cũng đóng một vai trò quan trọng. Có thể trong vòng 1 thập kỷ tới, tình hình sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn. Việc Bắc Kinh kêu gọi các cặp vợ chồng có nhiều con như họ muốn đã phần nào thể hiện sự tôn trọng đối với những quyền cơ bản của con người nhưng cũng không thể khuyến khích mọi người xây dựng, phát triển một đại gia đình.

“Trung Quốc tập trung vào giáo dục, có nghĩa là chi phí liên quan đến việc giúp đỡ các bậc cha mẹ sinh và nuôi nấng thêm nhiều trẻ em sẽ là trở thành gánh nặng quá lớn cho nhà nước và cho xã hội. Những biện pháp hỗ trợ như vậy thể hiện thái độ của chính phủ đối với việc khuyến khích mọi người có con nhưng không giúp cải thiện cơ cấu dân số”, ông Chen nói.

Tính riêng trong quý 1 năm  2018, có 3 triệu cặp vợ chồng trên cả nước đã đăng ký kết hôn với Bộ Nội vụ Trung Quốc, giảm từ gần 4,3 triệu trong cùng kỳ năm 2013 - giảm đáng kể 30%.

Tỷ lệ kết hôn giảm mạnh nhất ở tỉnh Ninh Hạ (13%) - một trong những khu vực nghèo nhất của Trung Quốc. Thành phố Thượng Hải xếp thứ 2 với mức giảm lên đến 12%. Các biện pháp đã được thả nổi để giải quyết tỷ lệ sinh thấp bao gồm giới thiệu một khoản trợ cấp trẻ em như là một phần trong cải cách thuế của đất nước.

Tỷ lệ kết hôn giảm mạnh ở Trung Quốc. Ảnh: Getty

Bắc Kinh đã đề xuất tăng ngưỡng tối thiểu cho thuế thu nhập cá nhân từ 3.500 nhân dân tệ (520 USD) mỗi tháng lên 5.000 nhân dân tệ (750 USD) để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và nhiều nhà nhân khẩu học sau đó đề xuất áp dụng khoản trợ cấp trẻ em.

Vấn đề dân số già của Trung Quốc đặc biệt nghiêm trọng trong các khu công nghiệp nặng truyền thống ở phía Đông Bắc - tỉnh Liêu Ninh, Hắc Long Giang và Cát Lâm - theo số liệu thống kê của cục thống kê trước đó. Tại Liêu Ninh, hơn 20% dân số đã trên 60 tuổi vào năm 2017 và chính quyền địa phương đã giới thiệu một kế hoạch dài hạn để khuyến khích các cặp vợ chồng trẻ có con thứ 2.

Ông Huang Kuangshi, một nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh có thể được thúc đẩy bằng cách áp dụng chế độ 3 năm nghỉ thai sản cho tất cả các bà mẹ mới. Ngoài ra, ông cũng đánh giá rằng biện pháp này có thể có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục sớm đối với trẻ em.

“Tôi tin rằng nghỉ thai sản và các lợi ích liên quan khác là những vấn đề bức xúc nhất xung quanh vấn đề sinh đẻ mà chính quyền cần phải giải quyết”, ông nói.

Ngoài vấn đề dân số già, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những khó khăn liên quan đến mất cân bằng giới tính. Ở quốc gia này, nam giới hơn nữ giới 34 triệu người - tương đương với tổng số dân của Malaysia. Chính sách một con triển khai trong nhiều năm đã buộc hàng triệu cặp vợ chồng phải đi đến quyết định đứa con duy nhất của họ nên là con trai.

Như một hệ lụy, việc “thiếu nữ, thừa nam” sẽ khiến tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh ngày càng giảm dần, từ đó, dân số tiếp tục già hóa.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật