Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tung 'tin vịt' về dịch tả lợn Châu Phi, chủ một tài khoản Facebook bị phạt 20 triệu đồng

(DS&PL) -

Chủ một fanpage tung tin sai sự thật về dịch tả lợn Châu Phi đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng.

Chủ một fanpage tung tin sai sự thật về dịch tả lợn Châu Phi đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng vào chiều ngày 11/3.

Chiều 11/3, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với chủ tài khoản Facebook Đầm bầu thời trang Mami xung quanh việc tài khoản mạng xã hội này thông tin dịch tả lợn châu Phi sai sự thật.

Thông tin sai sự thật trên trang fanpage “Đầm bầu thời trang Mami” - Ảnh chụp màn hình ngày 4/3.

Theo nội dung buổi làm việc giữa hai bên, chủ shop Đầm bầu Thời trang Mami đã tỏ ra rất ăn năn hối hận về hành vi tung tin sai sự thật trên Facebook. Mục đích của việc chia sẻ này chỉ chia sẻ thông tin để cảnh báo cho các bà mẹ có bầu nhưng do nhận thức kém, không biết hậu quả để lại.

Chủ trang fanpage trên cũng nói rằng đã có ngay biện pháp khắc phục hành vi sai trái của mình bằng việc: Gỡ ngay thông tin sai sự thật vào ngày 4/3 và đã viết ngay một bài đính chính đăng trên Facebook của mình vào ngày 10/3 để khuyến cáo các mẹ bầu cần cẩn thận khi tiếp nhận và chia sẻ thông tin về dịch tả lợn châu Phi.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cho cho biết: Chủ Facebook Đầm bầu Thời trang Mami đã chấp thuận ký vào biên bản vi phạm hành chính với mức phạt 20 triệu đồng, căn cứ theo các quy định trong Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Dự kiến, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ ra quyết định xử phạt trong thời gian tới.

Trước đó, tài khoản Facebook này đã đưa thông tin và hình ảnh về việc chế biến, bày bán lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại Hà Nội và kêu gọi "tẩy chay" thịt lợn vì có thể lây sang người.

Tuy nhiên, qua xác minh, kiểm tra, những hình ảnh trên fanpage này là "lấy lại từ nhiều báo điện tử; cụ thể đây là hình ảnh về bệnh sán dây ở lợn xảy ra tại Bình Phước vào tháng 11/2018".

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì đây là thông tin không chính xác. Bộ này khẳng đây là bệnh chỉ lây lan trên đàn lợn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, và kiến nghị cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý các thông tin không đúng sự thật nói trên.

Ngay thông tin lan truyền, ngày 8/3, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đã ký văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề đề nghị xử lý những thông tin sai sự thật về dịch tả lợn châu Phi.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật