Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tự đấu nối máy bơm nước, một thầy giáo bị điện giật tử vong

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong lúc sửa máy bơm, một thầy giáo ở Bình Phước bị điện giật, tử vong do điện từ máy bơm rò truyền vào thang sắt.

(ĐSPL) - Trong lúc sửa máy bơm, một thầy giáo ở Bình Phước bị điện giật, tử vong do điện từ máy bơm rò truyền vào thang sắt.

Tin tức trên báo Bình Phước cho biết, vụ việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 2/12. Thời điểm này, anh Kiều Thiện H. (giáo viên trường THCS Chu Văn An, xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) cùng một người cháu tự đối nối máy bơm nước (loại máy bơm hỏa tiễn).

Sau đó, anh H. dùng một chiếc thang sắt, thường dùng để hái tiêu làm giá ròng rọc để thả máy xuống giếng. Thả máy xong, anh này bảo người cháu bật cầu dao điện bơm thử. 

VOV đưa tin, lúc này, máy có bơm nước lên nhưng do điện bị rò truyền vào thang sắt đã làm anh H. bị điện giật dính vào thang. Người cháu sau khi bật cầu giao thì đi ra sau nhà, lúc quay lại phát hiện anh H. bị điện giật thì liền hô hoán nhờ ứng cứu.

Hiện trường xảy ra vụ việc. Ảnh: Báo Bình Phước.

Nghe thấy vậy, anh Nguyễn Giao Tường, hàng xóm và cũng là Phó hiệu trưởng trường THCS Chu Văn An vội chạy sang đã ngắt cầu giao, đồng thời gọi những người xung quanh tới hô hấp, sơ cứu. Tuy nhiên, do bị điện giật quá lâu, anh H. đã tử vong.

Sau khi vụ việc xảy ra, chính quyền xã Đắk Nhau đã cùng lực lượng công an, cán bộ giáo viên của trường và bà con lối xóm đã giúp đỡ gia đình thầy giáo xấu số.

Nghị định 169/2003/NĐ-CP về an toàn điện

Điều 23.

1. Các thiết bị điện phải tuân theo các quy định tại “Tiêu chuẩn Việt Nam - Thiết bị điện hạ áp - Yêu cầu chung về bảo vệ chống điện giật” và "Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy phạm nối đất và nối “không” các thiết bị điện", đảm bảo:

a) Chống tai nạn điện giật do tiếp xúc trực tiếp với điện áp sử dụng: các bộ phận mang điện như thanh cái, tiếp điểm các khí cụ điện, cọc đấu dây, điểm đấu nối, lõi dây dẫn phải đảm bảo được các yêu cầu về vỏ bảo vệ, khoảng cách an toàn, được bố trí, che chắn bảo vệ; đảm bảo tránh được mọi tiếp xúc ngẫu nhiên giữa người vận hành, người qua lại với các bộ phận mang điện này.

b) Chống tai nạn điện giật do tiếp xúc gián tiếp với điện áp sử dụng: các thiết bị điện hạ áp phải đảm bảo được các yêu cầu về cách điện, về nối đất và nối “không” bảo vệ đảm bảo tránh được điện áp chạm nguy hiểm.

2. Các đường dẫn điện, dây dẫn điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hoá học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại để làm dây trung tính làm việc, trừ những công trình có thiết kế riêng đã được duyệt.

3. Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ, phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật