Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ bỏ khí đốt của Nga, Châu Âu thiệt hại tới 1.000 tỷ USD

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Châu Âu bị thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD do chi phí năng lượng tăng cao, sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.

Theo Bloomberg, sau mùa đông năm nay, châu Âu sẽ phải nạp thêm khí đốt vào kho dự trữ mà không có hoặc có rất ít nguồn cung cấp khí đốt từ Nga, làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các tàu chở nhiên liệu.

Một trạm trung chuyển khí đốt lớn nhất châu Âu ở Werne, Đức. 

Ngay cả khi châu Âu có thêm nhiều cơ sở để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng trực tuyến, thị trường dự kiến sẽ vẫn khan hiếm cho đến năm 2026, thời điểm Mỹ và Qatar có thể bổ sung cho sự thiếu hụt đó. Điều này đồng nghĩa giá khí đốt cao sẽ tiếp diễn.

Theo tổ chức tư vấn Bruegel có trụ sở tại Brussels (Bỉ), trong khi các chính phủ có thể giúp các công ty và người tiêu dùng trang trải phần lớn thiệt hại thông qua các khoản hỗ trợ trị giá 700 tỷ USD thì tình trạng khẩn cấp vẫn có thể kéo dài trong nhiều năm. Với lãi suất tăng và việc các nền kinh tế có khả năng đã suy thoái, những khoản hỗ trợ đã giảm bớt thiệt hại cho hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ông Martin Devenish, giám đốc công ty tư vấn S-RM, cho biết: "Một khi bạn cộng thêm tất cả các khoản cứu trợ, trợ cấp thì đó là một số tiền lớn đến nực cười. Các chính phủ sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc quản lý cuộc khủng hoảng này vào năm tới".

Dựa trên dữ liệu thị trường, Bloomberg tính toán rằng người tiêu dùng và các công ty đã phải trả thêm khoảng 1.000 tỷ USD do giá năng lượng đắt đỏ hơn, nhưng không phải tất cả đều đều được bù đắp bằng các gói hỗ trợ.

Làn sóng đổ đầy kho dự trữ vào mùa hè năm ngoái, bất chấp mức giá gần kỷ lục, đã giảm bớt tình trạng khan hiếm nguồn cung hiện nay, nhưng thời tiết lạnh giá đang khiến hệ thống năng lượng của châu Âu phải lo lắng trong mùa đông này.

Với nguồn cung hạn hẹp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng được yêu cầu giảm mức sử dụng. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, EU đã cố gắng hạn chế nhu cầu khí đốt thêm 50 tỷ mét khối trong năm nay, nhưng khu vực này vẫn phải đối mặt với con số nhỏ hơn rất nhiều, là 27 tỷ mét khối vào năm 2023. Con số được đưa ra với giả định rằng nguồn cung của Nga giảm xuống bằng 0 và nhập khẩu  khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của Trung Quốc trở lại mức năm 2021.

Ông Bjarne Schieldrop, trưởng bộ phận phân tích hàng hóa tại ngân hàng Thụy Điển SEB AB, cho biết: “Việc mua khí đốt là điều vô cùng cần thiết và chúng ta có thể sẽ chứng kiến tình trạng tích trữ tràn lan ở châu Âu. Cuộc đua đang diễn ra để lấp đầy kho khí đốt tự nhiên của EU”.

Các nhà phân tích của Bloomberg dự báo nếu giá khí đốt tự nhiên ở Liên minh châu Âu (EU) tăng lên mức 210 euro/MWh, khối này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Căng thẳng về nguồn cung cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng cho châu Âu sẽ kéo dài ít nhất cho tới năm 2026, khi Qatar và Mỹ có thể tăng đủ sản lượng hydrocarbon.

Đầu tuần này, trong cuộc họp tại Brussels, các bộ trưởng năng lượng EU đã không thống nhất được việc đưa ra mức giá trần khí đốt và quyết định cần tiếp tục thảo luận vấn đề này vào ngày 19/12.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật