Từ chàng trai phụ vợ bán bánh canh giờ đây đã là ông chủ của chuỗi nhà hàng sang trọng châu Âu nổi tiếng.
Với số vốn 300 triệu đồng và niềm đam mê anh Tú đã có chuỗi nhà hàng Châu Âu đáng mơ ước. Ảnh:VnExprees |
Hai mươi năm trước, lượng sức mình không thể vào giảng đường đại học, Lý Anh Tú đăng ký lớp đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. Cuộc sống chật vật thời niên thiếu khiến chàng trai 18 tuổi không mong gì hơn ngoài nhanh chóng tốt nghiệp để kiếm tiền. Sau khi ra trường công việc bấp bênh có việc thì đi không có việc thì ở nhà chờ, tiền lương kiếm được không đủ chi trả nổi tiền nhà.
Sau đó, người thân giới thiệu anh sang làm phụ bếp cho một nhà hàng ở trung tâm thành phố. Dù thu nhập mỗi tháng chưa đến 800.000 đồng, nhưng lịch làm việc dày đặc lại vất vả nhưng mỗil khi nhìn ánh mắt động viên của bếp trưởng mỗi lần sai sót cho Tú cảm giác yên tâm và tiếp thêm động lực.
Tú không nhớ từ lúc nào bản thân ý thức phải đầu tư nghiêm túc cho nấu nướng, không phải vì kiếm tiền mà vì niềm đam mê. Anh chắt bóp những đồng lương ít ỏi để mua giáo trình dạy nấu ăn bằng tiếng Pháp. Mỗi ngày trở về nhà, anh mượn theo vài quyển sách của đồng nghiệp, rồi hôm sau quay lại bếp tự thực hành.
Khi tay nghề vững vàng, Tú chuyển ra Hội An làm bếp trưởng của một vài nhà hàng cao cấp. Với sự đam mê và tìm tòi Tú nhận ra rằng hơn 90% khách vào nhà hàng là người nước ngoài và ẩm thực phương Tây thực sự vẫn là món hàng xa xỉ đối với người Việt. Có thể gọi đó là sự 'phát hiện' là bước ngoặt của cuộc đời, bởi chính từ đó mà ý tưởng xây dựng không gian riêng để thỏa sức biến tấu ẩm thực mang dấu ấn cá nhân và thay đổi quan điểm của mọi người.
Chia sẻ với báo VnEconomy Tú đầu tư 300 triệu đồng vào quán, nửa năm đầu anh Tú phải “thắt lưng buộc bụng” để duy trì hoạt động kinh doanh. Đến nay, thời gian mở quán chưa đầy năm nhưng số nhân viên của anh đã lên đến 22 người, trong đó nhóm bếp có 12 người, chỉ để phục vụ trong khuôn viên chứa khoảng 40 thực khách. Anh Tú cho biết lực lượng nhân viên được tăng cường “hùng hậu” nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ nhưng quan trọng hơn, hướng phát triển sau này là thành chuỗi nhà hàng nên ngay từ đầu đã chú trọng khâu đào tạo các nhóm làm việc đồng bộ với nhau.
Để tích cóp được số tiền mở nhà hàng Tú đã từng phụ vợ bán bánh canh ngoài đường, rồi những ngày miền Trung mưa "thối đất thối cát", đến nửa khuya nước lèo vẫn lưng chừng nồi nên chuyện hai vợ chồng anh phải ăn thay cơm cũng chẳng còn xa lạ.
Trong một lần làm việc quá sức, cánh tay anh bị chấn thương không thể cầm nắm và thêm áp lực vô hình dồn nén khiến anh quyết định đóng cửa nhà hàng. Anh suy sụp, thấy mình mất trắng không chỉ khoản tiền đầu tư mà còn ước mơ lớn nhất trong đời.
Những lần anh nấu cơm cho con gái là ánh mắt nó sáng rực lên chờ đón những món ăn của bố, từ ánh mắt nụ cười và sự háo hức của nó đã là nguồn động lực thôi thúc lòng đam mê với nghề của anh quay trở lại đồng thời cánh tay của anh hồi phục lại rất nhanh.
Mười năm sau ngày khai trương nhà hàng đầu tiên Tú có thêm hai nhà hàng trong những trung tâm thương mại lớn bậc nhất Sài Gòn.
Niềm hạnh phúc hiện tại là cái gật gù hài lòng và những lần trở lại của khách, chứ không hoàn toàn dựa vào tỷ suất lợi nhuận 10 hay 20 phần trăm của mỗi cửa hàng. Thực đơn của Tú đã gần 200 món ăn nhưng anh vẫn miệt mài tìm cách sử dụng những gia vị quen thuộc như gừng, nghệ, húng quế… để biến tấu khác hơn so với công thức nguyên bản của ẩm thực phương Tây.
Kiều Trang (T/h)