Người sử dụng lao động được giảm tiền đóng BHTN cho đối tượng lao động khuyết tật được nêu rõ tại khoản 6 Điều 33 Luật Việc làm 2025, cụ thể như sau:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp...
6. Người sử dụng lao động được giảm tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động là người khuyết tật trong thời gian không quá 12 tháng khi tuyển mới và sử dụng người lao động là người khuyết tật.
Bên cạnh đó, khoản 7 Điều 33 Luật Việc làm 2025 nhấn mạnh nghĩa vụ đóng đủ trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng để đảm bảo quyền lợi như sau:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp...
7. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì phải trả khoản tiền tương ứng với các chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động được giảm tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động là người khuyết tật trong thời gian không quá 12 tháng khi tuyển mới và sử dụng người lao động là người khuyết tật. Ảnh minh họa
Lưu ý: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2026 được quy định tại Điều 33 Luật Việc làm 2025, cụ thể như sau:
- Người lao động đóng tối đa bằng 1% tiền lương tháng;
- Người sử dụng lao động đóng tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
- Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Luật Việc làm 2025 có hiệu lực từ ngày 1/1/2026.