Lăng mộ nằm ở làng Jiangcun ở ngoại ô phía Đông Tây An, được bao quanh bởi hơn 100 ngôi mộ cổ và bẫy rập bên ngoài. Việc khai trong khu vực đã được thực hiện từ năm 2017, với nhiều di vật được tìm thấy bao gồm các bức tượng nhỏ bằng gốm mặc quần áo, nỏ và con dấu chính thức.
Được biết, lăng mộ này không có gò mộ, bao gồm 4 đường dốc dẫn lối vào lăng được đặt dưới lòng đất, độ sâu từ 2 đến 4,5m. Cụm mộ ở độ sâu từ 27 đến 30m so với mặt đất, có chiều dài 74,5m và rộng 71,5m.
Ma Yongying, một nhà nghiên cứu của Học viện Khảo cổ Thiểm Tây, cho biết lăng mộ giống với lăng mộ của hai vị hoàng đế Tây Hán trước đây đã được tìm thấy về cấu trúc và quy mô, với những dấu vế biến lịch sử.
Nhóm nghiên cứu khai quật lăng mộ vua Hán Wendi. Ảnh: Paper
Trước đó, từng có tin đồn cho rằng lăng mộ của Hoàng đế Wendi của triều Hàn nằm ở một địa điểm gần đó, được gọi là Fenghuangzui, phía Bắc của làng Jiangcun. Việc tìm ra lăng mộ này đã chấm dứt tin đồn lâu nay về một tấm bia đá cổ có dòng chữ ở Fenghuangzui.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu xây dựng nào ở Fenghuangzui trong quá trình điều tra và kết luận rằng khu vực này không khác gì một rặng hoàng thổ hình thành tự nhiên.
Hoàng đế Wendi, với tên riêng là Liu Heng, nổi tiếng là người tiết kiệm và nhân từ. Dưới sự cai trị hơn 20 năm của ông, nền kinh tế của vương triều đã trở nên thịnh vượng trong khi dân số ngày càng mở rộng.
Lăng mộ nằm trong số 3 phát hiện khảo cổ lớn được Cục Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA) công bố tại Bắc Kinh hôm 14/12.
Minh Hạnh (Theo Global Times)