Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc sắp thay thế Mỹ trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới?

(DS&PL) -

Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành nhà tài trợ viện trợ lớn nhất thế giới tại các nước đang phát triển.

Theo các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành nhà tài trợ viện trợ lớn nhất thế giới tại các nước đang phát triển.

Từ năm 2000 đến năm 2014, Trung Quốc cung cấp gần 354,4 tỷ USD viện trợ và các hình thức hỗ trợ khác cho 140 quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Mỹ đã chi 394,6 tỷ USD tương ứng trong cùng thời kỳ.

"Một phát hiện đáng chú ý là Trung Quốc và Mỹ có những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về viện trợ. Những thành phần khác biệt trong danh mục đầu tư của họ rất lớn", ông Bradley Parks, một trong 5 nhà nghiên cứu của dự án cho biết. Báo cáo được phát hành bởi các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Heidelberg ở Đức, Đại học Harvard, Cao đẳng William và Cao đẳng Mary ở Mỹ.

Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn nữa để thể hiện sức mạnh thông qua viện trợ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng “úp mở” hồi tháng 3/2017 rằng ông muốn cắt giảm khoảng 13,5 tỷ USD chi tiêu phi quân sự tại nước ngoài.

"Các nhà tài trợ phương Tây, bằng cách so sánh với Trung Quốc, có ít phạm vi hơn để đạt được những tác động to lớn về tăng trưởng kinh tế với những ràng buộc ngân sách hiện tại bởi vì họ đã cung cấp hầu hết hỗ trợ thông qua các dự án mang tính ưu đãi và phát triển cao", báo cáo đánh giá.

Trung Quốc có thể sẽ thay thế Mỹ, trở thành nhà tài trợ lớn nhất thế giới. Ảnh: SCMP

Mặc dù nghiên cứu cho thấy viện trợ tài chính toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc đang sát nút nhau, nhưng trên thực tế chỉ có 23% tổng số nguồn tài trợ của Trung Quốc nằm trong định nghĩa nghiêm ngặt nhất về viện trợ phát triển ODA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Ngược lại, 93% chi tiêu của Mỹ rơi vào hạng mục ODA, được phân loại là tài trợ cho các dự án nhằm thúc đẩy phát triển và có yếu tố tài trợ ít nhất 25%.

Phần còn lại là những gì mà ông Parks gọi là định nghĩa rộng hơn về viện trợ, hay các Dòng chính thức khác (OOF), đề cập đến các khoản vay được cấp cho các dự án không có mục đích phát triển và có yếu tố tài trợ dưới 25% hoặc tính lãi suất thị trường ví dụ như tín dụng xuất khẩu ưu đãi, và đôi khi, bên cho vay có thể xoá nợ cho người nhận nếu cần.

"Khoản tài trợ không cân đối trong OOF trái ngược với ODA phản ánh rằng Trung Quốc có một chương trình tích cực hơn để thúc đẩy các lợi ích thương mại ở nước ngoài ... nó không đơn thuần là sự hào phóng” nhà nghiên cứu đánh giá.

Nghiên cứu mới nhất của đã xem xét 4.368 dự án được Trung Quốc tài trợ trong giai đoạn 14 năm mà các tờ báo của chính phủ Trung Quốc, các tổ chức phi chính phủ đã xác nhận trước đó.

Ông Parks lưu ý về việc có một giả định chung rằng nhiều viện trợ của Trung Quốc sang châu Phi nhưng sự thật thì không có dự án nào trong số 5 dự án lớn nhất của Bắc Kinh tài trợ trong giai đoạn 2000-2014 dành cho lục địa này và chỉ có 1 dự án là ODA. Theo nghiên cứu này, 2 dự án nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc tài trợ gần 34 tỷ USD vay OOF của Ngân hàng Phát triển là dành cho Rosneft của Nga từ năm 2009.

Trong vòng vài thập kỷ, Trung Quốc đã chuyển từ một quốc gia nhận viện trợ sang một nhà tài trợ sau khi nổi lên như nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

(Theo SCMP)

Tin nổi bật