Tài khoản @Shengxiao trên nền tảng Xiaohongshu hôm 01/09 kể lại rằng sếp cũ của cô yêu cầu cô và đồng nghiệp trả lại tiền trà sữa mà anh ta đã chiêu đãi họ.
Cô gái trên, hiện đang làm việc tại tỉnh An Huy (Trung Quốc), nói rằng sau khi rời công ty, sếp cũ gửi bảng kê số cốc trà sữa và tính tiền mỗi đồng nghiệp cũ nợ anh ta bao nhiêu. Ảnh chụp cô đăng tải cho thấy mỗi người bị tính từ 90 tới 255 nhân dân tệ, tổng cộng là 1.500 nhân dân tệ.
Dù anh ta đã lấy lý do bạn gái yêu cầu đòi tiền, Shengxiao vẫn cho rằng đây là sự xúc phạm. Cô và các đồng nghiệp đã chuyển tiền trả ngay lập lập tức.
Ảnh chụp cô đăng tải cho thấy mỗi người bị tính từ 90 tới 255 nhân dân tệ, tổng cộng là 1.500 nhân dân tệ. Ảnh: SCMP.
Câu chuyện được Shengxiao đăng tải trên mạng xã hội Xiaohongshu ngày 1/9 đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng.
"Tôi không tin bạn gái anh ta yêu cầu anh ta đòi lại tiền, nếu không anh ta đã không giữ danh sách cụ thể như vậy", một người dùng bình luận. "Anh ta mua trà sữa cho đồng nghiệp để lấy lòng họ, sau đó đòi trả lại tiền. Thật lố bịch", một người khác viết. Một số người lên tiếng chỉ trích người đàn ông thủ đoạn vì cho rằng mua trà sữa dụ dỗ nhân viên làm việc tích cực, đợi khi họ nghỉ thì đòi tiền là "thu lợi ích kép".
Trà sữa được coi là cách để giao tiếp với đồng nghiệp ở Trung Quốc, do giới trẻ nước này ngày càng mất thiện cảm với văn hóa uống rượu truyền thống.
Giới văn phòng xem trà sữa là cách để kết nối đồng nghiệp bởi việc uống rượu theo truyền thống khiến họ dễ có cảm giác bị bắt nạt. Thế hệ trước tin rằng việc uống rượu giúp thắt chặt mối quan hệ trong khi những người trẻ liên tục phàn nàn về văn hóa này.
Tình huống khó xử liên quan đến ăn uống nơi công sở dường như không hiếm ở Trung Quốc. Năm 2021, một người đàn ông 40 tuổi ở Hồ Nam từng bị bắt giữ vì âm thầm ăn uống miễn phí ở chỗ làm cũ suốt một năm. Sau khi nghỉ việc, anh ta vẫn giữ đồng phục và đến căng tin phục vụ suất ăn cho nhân viên công ty.
Như Quỳnh (T/h)