Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc buộc Philippines chi 1,5 tỷ USD nâng cấp quân đội

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Trước yêu sách chủ quyền ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Manila phải bỏ ra 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội đến năm 2017.

(ĐSPL) – Trước yêu sách chủ quyền ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Manila phải bỏ ra 1,5 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội đến năm 2017.

Hải quân Philippines đã mua hai tàu khu trục cũ của Mỹ...

Theo tờ Defense News Weekly của Mỹ, Philippines đã mời chào các nhà thầu quốc phòng trên thế giới tham gia giai đoạn một trị giá 1,5 tỷ USD của chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang bao gồm 3 giai đoạn. Với chương trình hiện địa hóa quân đội này, Philippines muốn tăng cường vị thế  ở Biển Đông đang có tranh chấp lãnh thổ.
Global Times, một phụ bản của Nhân dân Nhật báo –cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc, nhận xét
trong tranh chấp gần đây trên Biển Đông, Philippines đã cố gắng tìm cách để nhận được hỗ trợ quốc tế, nhưng lại bị “trói tay”  bởi các thiết bị quân sự  lạc hậu.
Theo WantChinaTimes, nguyên nhân chính buộc Philippines phải hiện đại hóa quân đội là tuyên bố chủ quyền quyết đoán đến mức phi lý của Trung Quốc ở  Biển Đông.  Philippines đã quyết định để cho các lực lượng hải quân của  Mỹ và Nhật Bản tiếp cận nhiều hơn các cơ sở hải quân của nước này. Ngoài ra, Manila cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo có sự tham dự của các sĩ quan Mỹ  cao cấp để làm rõ các nhu cầu tăng cường Các lực lượng vũ trang Philippines.
Được mời chào tham gia công cuộc hiện đại hóa Các lực lượng vũ trang Philippines là các công ty lớn của Châu Âu, Israel, Hàn Quốc và Mỹ như  AgustaWestland, Beechcraft, Bell, BrahMos Aerospace, Elbit, Israel Aerospace Industries, Aerospace Industries Korea, Lockheed Martin, Poogsan, Saab, Sikorsky và Thales.
Thông qua ngân sách khổng lồ này, Manila hy vọng đến năm 2027, Philippines có  khả năng  kiểm soát không phận cũng như khả năng tuần tra trên biển bao gồm tuần tra, giám sát và bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Ngoài ra, Philippines cũng cần có một lực lượng lục quân có thể thực thi  hữu hiệu các nhiệm vụ trong thời bình cũng như trong các cuộc chiến cường độ thấp.
Giai đoạn đầu của kế hoạch mua sắm vũ khí của Philippines đã bắt đầu và sẽ kéo dài đến năm 2017. Hải quân Philippines đã mua hai tàu khu trục cũ của Mỹ  và đang tìm cách mua máy bay trực thăng AW159 Wildcat của công ty AgustaWestland.

...và đang tìm cách mua máy bay trực thăng AW159 Wildcat của công ty AgustaWestland.

Hải quân Philippines cần tàu khu trục mới, máy bay trực thăng chống tàu ngầm, xe tấn công đổ bộ cũng như các hệ thống hỗ trợ.  Không quân Philippines  cần radar giám sát không phận, máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay yểm trợ cận chiến, máy bay trực thăng chiến đấu…cũng như các hệ thống hỗ trợ cho radar và máy bay. Gần đây, lục quân Philippines  đã ký một hợp đồng nâng cấp 142 xe bọc thép M113A2.
Trên thực tế, Philippines buộc phải nâng cấp quân đội chủ yếu là do yêu sách chủ quyền phi lý và ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.  Phản ứng trước việc  Philippines cho phép công ty Forum Energy  tiếp tục thăm dò khí đốt thêm 1 năm ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi  ngang nhiên tuyên bố thẩm quyền của Bắc Kinh đối với “quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển gần kề”, trong đó có Bãi Cỏ Rong.  Dựa vào cái gọi là bản đồ “đường lưỡi bò” vô căn cứ do người Trung Quốc tự vẽ ra và không được bất kỳ nước nào trên thế giới thừa nhận, Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố bất kỳ cuộc thăm dò khảo sát nào được tiến hành trong khu vực này mà không có sự cho phép của Trung Quốc  là “bất hợp pháp”.  

Tin nổi bật