Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc bí mật thử tên lửa tiêu diệt vệ tinh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Người Mỹ có những “bằng chứng quan trọng” cho thấy Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh mới.

(ĐSPL) - Người Mỹ có những “bằng chứng quan trọng” cho thấy Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh mới.
Ngày 13/5/2013, Trung Quốc đã phóng một tên lửa từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở mạn Tây Nam và báo chí Trung Quốc đưa tin: “Vụ thử nghiệm này nhằm nghiên cứu về các hạt năng lượng và từ trường trong tầng khí quyển gần trái đất.

Trung Quốc bí mật thử tên lửa tiêu diệt vệ tinh.

Theo một phân tích sơ bộ của Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc  (NSSC), vụ  thử nghiệm này đã đạt được mục tiêu dự kiến, cho phép các nhà khoa học có được dữ liệu ban đầu về môi trường không gian ở các độ cao khác nhau”.
Gần như ngay lập tức, các quan chức Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mục đích của cuộc thử nghiệm này. Đặc biệt, một quan chức quốc phòng Mỹ am hiểu về thông tin tình báo đã nói với Washington Free Beaconrằng Trung Quốc thực sự đã thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh mới có tên là Dong Ning-2 (DN-2). Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã từ chối lên tiếng về vấn đề này.
Một báo cáo do Brian Weeden, cựu chuyên gia về không gian vũ trụ của Không quân Mỹ, công bố  ngày 17/3 trên trang Secure World Foundation (SWF) dường như đã chứng thực cho những nghi ngờ lâu nay. Báo cáo này dựa trên phân tích từ những nguồn thông tin công khai và đưa ra kết luận rằng đây là những “bằng chứng quan trọng” chứng minh Trung Quốc đã tiến hành một vụ thử nghiệm tên lửa vào ngày 13/5/2013.

Tên lửa chống vệ tinh ASAT của Trung Quốc nhằm tiêu diệt các vệ tinh nằm xa trên quỹ đạo trái đất. 

Trong báo cáo có đoạn viết: “Có vẻ như hệ thống này nhằm tiêu diệt các vệ tinh nằm xa trên quỹ đạo trái đất: ở  quỹ đạo tầm trung (MEO), quỹ đạo elip cao (HEO) hay quỹ đạo địa tĩnh (GEO). Nếu đây là sự thật thì nó cho thấy một sự phát triển đáng kể về khả năng diệt vệ tinh của Trung Quốc.”
Chuyên gia Weeden là một sĩ quan Không quân Mỹ có 9 năm chuyên về các chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Trong thời gian này, ông làm việc tại Trung tâm tác chiến không gian hỗn hợp(JSpOC) của Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ. Ông trực tiếp chỉ đạo các “chương trình đào tạo chuyên gia phân tích quỹ đạo và phát triển chiến thuật, kỹ thuật cũng như các phương pháp nhằm nâng cao nhận thức tình huống không gian.” Vì vậy, ông hoàn toàn có đủ khả năng để đánh giá về vụ thử tên lửa của Trung Quốc hồi tháng 5/2013.
Trung Quốc cũng đã có một quá trình thử nghiệm lâu dài tên lửa diệt vệ tinh. Đáng chú ý nhất, Bắc Kinh đã tuyên bố tiến hành thử nghiệm tên lửa SC-19 phá hủy một vệ tinh thời tiết hồi tháng 1/2007, làm cho gần 3.000 mảnh vỡ bị tung vào quỹ đạo. Cũng theo SWF, Trung Quốc cũng đã từng thử nghiệm tên lửa SC-19 trong năm 2005 và năm 2006 mà không nhằm vào mục tiêu cụ thể nào.
Sau cuộc thử nghiệm năm 2007, Trung Quốc đã phải đối mặt với sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Kể từ đó, chương trình diệt vệ tinh của Trung Quốc đã đi vào bí mật. Ví dụ, năm 2010 Trung Quốc thông báo đã tiến hành một “cuộc thử nghiệm trên mặt đất dựa trên công nghệ đánh chặn tên lửa ở giữa đường bay chống lại tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất.
Phía Trung Quốc nói rằng “cuộc thử nghiệm tên lửa này chỉ mang tính chất phòng thủ và không nhằm vào một nước nào”. Thế nhưng, những đánh giá mật và công khai  của Mỹ (do Wikileads tiết lộ) cho biết đây thực sự là cuộc thử nghiệm tên lửa diệt vệ tinh SC-19 ASAT của Trung Quốc.
Các ứng dụng quân sự của tên lửa chống vệ tinh ASAT là khá rõ ràng. Trung Quốc sẽ tìm cách sử dụng các tên lửa chống vệ tinh để làm suy giảm năng lực của hệ thống vệ tinh Mỹ, khiến cho Mỹ và đồng minh không thể giao tiếp hoặc chia sẻ thông tin.
Về phần mình, Mỹ có nhiều cách đối phó với sự lớn mạnh của Trung Quốc trong lĩnh vực này, trong đó có việc tạo ra một sự  dư thừa lớn trong hệ thống vệ tinh của nước này.

Việc "hạ cấp" hệ thống vệ tinh định bị GPS của Mỹ không phải là dễ dàng.

Theo ông Weeden, vệ tinh của Mỹ tại quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO) như Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) không dễ bị tên lửa của Trung Quốc tiêu diệt. Ông cho biết: “Hơn 30 vệ tinh GPS được phân bổ trên nhiều quỹ đạo bay và cách nhau rất xa. Để các định một một vị trí nào đó trên trái đất, đòi hỏi phải nhận được tín hiệu đồng thời từ ít nhất 4 vệ tinh.  Chính vì vậy hệ thống tiêu diệt vệ tinh dùng để tấn công GPS đòi hỏi phải tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa riêng biệt và phải mất nhiều giờ mới có thể hạ cấp GPS trong chừng mực nhất định”.
Trong khi đó, nước Mỹ lại có rất nhiều vệ tinh trong quỹ đạo cũng như một số phương tiện như máy bay chiến đấu tàng hình F-35 , tạo ra một sự dư thừa đáng kể  về năng lực. F-35 là “một hệ thống chiến đấu bay có cài hệ thống C5ISR vào buồng lái. Khi bay theo phi đội, những chiếc F-35 có thể vừa hiệp lực vừa bổ sung cho các hệ thống không gian.
Hà Bình (theo The Diplomat)

Tin nổi bật