Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trồng những cây cảnh này: Nhà vượng, sức khỏe tăng

(DS&PL) -

Trong tình trạng ô nhiễm ở đô thị như hiện nay, làm sao để căn nhà mình có được bầu không khí trong lành có lợi cho sức khỏe là điều được nhiều người quan tâm.

Trong tình trạng ô nhiễm ở đô thị như hiện nay, làm sao để căn nhà mình có được bầu không khí trong lành có lợi cho sức khỏe là điều được nhiều người quan tâm.

Bạn cảm thấy ngột ngạt khi ở trong nhà mình? Điều này là có gì đáng ngạc nhiên vì trong phòng kín, không khí bị tái chế nên nghèo dưỡng khí hơn bình thường. Chưa kể từ những vật gia dụng cũng có rất nhiều chất độc hại phát tán trong không khí, trong đó có 3 loại phổ biến nhất là:

Formaldehyde: trong thảm, vải bọc đồ nội thất, keo dán, sơn tường...

Benzene: đồ nhựa, sợi tổng hợp, chất bôi trơn/dầu nhờn, cao su, thuốc xịt côn trùng...

Trichloroethylene: trong chất tẩy sơn, chất làm sạch thảm, chất kết dính...

Những cây cảnh sau vừa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp, vừa sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí bên trong phòng khép kín, giúp bạn có không khí sạch hơn để hít thở.

1. Lan Ý

Một trong những "chiến binh" lọc không khí hiệu quả nhất, Lan Ý phát triển tốt trong điều kiện bóng râm nên rất phù hợp để trồng trong phòng. Đây là loại cây có thể lọc bỏ chất formaldehyde, benzen và một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi độc hại (VOCs) có nhiều trong các sản phẩm làm sạch. Tỷ lệ thoát hơi hơi cao cuarloaij cây này giúp làm ẩm không khí.

Tuy nhiên, lá loại cây này khá độc nên không phải là lựa chọn tốt cho nhà có trẻ em nhỏ hoặc vật nuôi.

2. Cây lưỡi hổ

Ngược lại với Lan Ý, cây lưỡi hổ lại có tác dụng hút hơi ẩm rất mạnh nên nó thích hợp được trồng trong nhà tắm. Loại cây này có thể phát triển cả trong điều kiện ánh sáng mạnh lẫn ánh sáng yếu.

3. Vạn niên thanh

Vạn niên thanh là loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất, và cũng là một trong những cây tốt nhất để làm sạch không khí bị ô nhiễm bởi các hóa chất tổng hợp từ đồ nội thất và các chất tẩy rửa.

4. Lô hội

Ngoài việc được mệnh danh là "cây thiên đường" nhờ đặc tính chữa bệnh và chăm sóc sắc đẹp của mình thì loại cây này thể giúp tẩy sạch không khí trong nhà. Lô hội làm sạch các chất gây ô nhiễm không khí trong các sản phẩm tẩy rửa hóa học và sơn tường.

Một đặc điểm nữa là loại cây này có tác dụng cảnh báo chất lượng không khí. Khi lượng hóa chất độc hại trong không khí trở nên quá mức, lá cây sẽ hiển thị những đốm màu nâu.

Không cần chăm sóc nhiều, nhưng loại cây này lại thích nắng mặt trời. Vậy nên, nó chỉ thích hợp đặt ở gần cửa sổ, nơi có có nhiều nắng nhất trong nhà.

5. Cây Bạch Mã

Loại cây này rất phổ thông và dễ trồng, thích hợp với điều kiện ánh sáng yếu và có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ không khí có chứa hóa chất độc hại như Benzene và formaldehyd. Bạch mã là loại cây rất thích hợp để trồng trong phòng tắm.

6. Tre/trúc

Theo phong thủy, tre/trúc là một loại cây trồng phát tán ra khí lành, giúp ngôi nhà của bạn được bình an và hạnh phúc. Là một trong những dụng cụ đắc lực điều tiết phong thủy nhà ở, tre/trúc khá phổ biến trên thị trường cây cảnh. Tre/trúc là loại cây trồng rất hiệu quả vì nó giúp loại bỏ chất benzene và trichloroethylene độc hại phát tán trong không khí.

Loài cây này khá thích ánh sáng nhưng lại không thích ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ quá cao. Bạn cần chăm chỉ tưới nước cho cây mỗi ngày, đặc biệt khi cây còn nhỏ cần tưới đẫm nước.

7. Cây Dây Nhện (điếu lan)

Đây là một trong những loại cây trồng trong nhà có tính trang trí cao và đặc biệt dễ trồng. Những người mới trồng cây ảnh trong nhà, chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như thời gian chăm sóc thì nên chọn loại cây này. Cây này rất ưa ánh sáng nên tốt nhất là treo chúng trên cửa sổ, ban công hoặc hành lang. Những chồi non của chúng khi vườn dài trông giống như những chú nhện treo mình trên sợ tơ vậy.

Cây Dây Nhện được mệnh danh là máy lọc không khí tự nhiên nhờ công dụng loại bỏ chất formaldehyde, xylene và benzene khỏi không khí.

8. Hoa cúc

Đây là loại cây hoa có màu sắc tươi sáng và dễ thương. Nếu nói về tác dụng lọc không khí thì ngay cả hồng môn và phong lan (những loài cây được ưa thích trồng trong nhà) cũng phải "cam bái hạ phong" trước hoa cúc. Nó giúp loại bỏ formaldehyde, xylene, benzen, ammonia và các khí độc hại khác từ môi trường xung quanh.

Tuy nhiên, đây lại không phải là loại cây được ưa thích trồng trong nhà do thời gian tồn tại rất ngắn, tối đa được 6 tuần và cần chăm sóc mỗi ngày. Hoa cúc thích ánh sáng gián tiếp, cần tưới mỗi ngày mà không khí ẩm. Bạn không cần bón phân cho cây vì sau khi đã nở hoa, cây sẽ không kết hoa lần nữa.

Theo timeofindia, theayurveda

Tin nổi bật