Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết, học sinh "lên dây cót" ôn thi nước rút cho kỳ thi THPT quốc gia

(DS&PL) -

Với những học sinh cuối cấp, sau kì Tết Nguyên đán phải lên ngay tinh thần để đương đầu với kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra trong vài tháng tới.

Với những học sinh cuối cấp, sau kì Tết Nguyên đán phải lên ngay tinh thần để đương đầu với kỳ thi THPT quan trọng sẽ diễn ra trong vài tháng tới.

Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh lớp 9 và 12 hối hả ôn thi, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng diễn ra vào tháng 6 tới - Ảnh minh họa.

Theo lịch nghỉ Tết của hầu hết các Sở Giáo dục - Đào tạo trên cả nước, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên... sẽ được nghỉ 10 ngày liên tục, từ ngày 1/2/2019 (thứ sáu ngày 27 tháng chạp năm Mậu Tuất) đến hết ngày 10/2/2019 (chủ nhật, ngày mùng 6 tháng giêng năm Kỷ Hợi).

Như vậy là sáng nay, hơn 22 triệu học sinh sẽ chính thức bước vào tuần học đầu tiên của năm mới Kỷ Hợi, chấm dứt chuỗi ngày nghỉ Tết.

Mọi hoạt động giảng dạy, thi cử, kiểm tra sẽ tiếp tục diễn ra bình thường. Đặc biệt, học sinh các lớp cuối cấp cần phải tăng tốc ôn tập hơn nữa cho kỳ thi chuyển cấp vào tháng 6 sắp tới. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi THPT quốc gia 2019 sẽ có rất nhiều đổi mới, sĩ tử phải tập trung toàn lực để mang về kết quả tốt nhất.

Thậm chí, theo chia sẻ của nhiều học sinh, kể cả thời gian nghỉ Tết vừa qua, các em không vì vui Tết mà “quên nhiệm vụ”.

Nguyễn Minh Nghĩa (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên) cho biết, trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2019, vì lo lắng cho đợt thi tốt nghiệp THPT và đại học sắp tới, cậu đã đặt mục tiêu “mỗi ngày luyện một đề thi”. Chỉ khi hoàn thành được một đề thi, Nghĩa mới nghĩ đến chuyện đi du xuân, chơi Tết.

“Có nhiều bạn có tâm lý “bung lụa” khi nghỉ Tết. Tâm lý này còn kéo dài vài ngày sau khi hết kỳ nghỉ. Trong khi chỉ cần bỏ bẵng 2-3 ngày không động đến sách vở thì sẽ quên kiến thức, phải mất thời gian học lại, đồng thời phá vỡ lộ trình ôn thi.

Tết mỗi năm có 1 lần. Năm nay không chơi Tết thì năm sau có thể chơi bù, còn trượt tốt nghiệp, đại học thì khổ mình, năm sau phải vất vả thi lại. Vì lo lắng nên tết năm nay em đã hạn chế đi chơi, tranh thủ thời gian để học” - Nghĩa chia sẻ.

Trong các hội, nhóm ôn thi lớp 12, sĩ tử vẫn hối hả luyện đề, cùng nhau ôn thi trước, trong và sau Tết.

Tại các diễn đàn ôn thi THPT quốc gia 2019 những ngày qua, công việc ôn thi của sĩ tử luôn diễn ra hối hả, nhộn nhịp. Người hỏi đề cương ôn tập, người đăng tải đề thi thử của các trường để cùng nhau ôn bài, bất kể đang trong thời gian nghỉ Tết.

Còn với những học sinh đang học lớp 9, nhất là ở Hà Nội, không chỉ học sinh lo mà phụ huynh cũng như ngồi trên lửa. Đặc biệt, 2019 là năm đầu tiên Hà Nội áp dụng phương án thi tuyển mới, chuyển từ kết hợp thi 2 môn (Toán và Ngữ văn) với xét tuyển, sang thi 4 môn. Thêm môn thi, thêm hình thức thi trắc nghiệm, điều này không tránh khỏi tăng áp lực lên học sinh, cũng như phụ huynh.

Anh Nguyễn Văn Toàn (có con đang học lớp 9 tại Trường THCS Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ, ngay từ mùng 4 Tết anh đã yêu cầu mỗi ngày con phải quên kỳ nghỉ Tết đi để dành 4 tiếng làm các đề thi mà mình sưu tầm trên mạng. Anh cho rằng việc này giúp con đỡ quên kiến thức và chuẩn bị hành trang bước vào kỳ thi lớp 10 sắp tới.

Thầy Hồng Trí Quang khuyên học sinh và phụ huynh cần xây dựng lộ trình ôn thi phù hợp để tránh bị áp lực - Ảnh: Lao Động.

Với kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cho học sinh cuối cấp, thầy Hồng Trí Quang - giáo viên dạy Toán tại Trường Archimedes (Hà Nội) đưa ra lời khuyên: Phụ huynh, giáo viên cần sớm giúp học sinh xây dựng lộ trình ôn thi phù hợp. Ví dụ với học sinh lớp 9, từ thời điểm này đến tháng 3.2019 sẽ tập trung trang bị, nắm chắc kiến thức các môn Văn, Toán, Ngoại ngữ. Sau đó sẽ dành cho các môn tự chọn.

Trong quá trình lập kế hoạch ôn thi, điều quan trọng là phụ huynh, giáo viên và học sinh cần lưu ý kế hoạch đó phải đảm bảo cân bằng giữa lịch học ở trường và lịch sinh hoạt ở nhà của học sinh. Bởi không gì quan trọng sức khỏe, để học sinh có tâm thế tốt nhất bước vào kỳ thi quan trọng.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật