Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trẻ phản ứng sau khi tiêm vacxin ComBE Five, cha mẹ cần lưu ý điều gì?

(DS&PL) -

Những ngày gần đây, nhiều trẻ nhỏ sau khi tiêm vacxin ComBE Five có hiện tượng phản ứng thuốc khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng.

Những ngày gần đây, nhiều trẻ nhỏ sau khi tiêm vacxin ComBE Five có hiện tượng phản ứng thuốc khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng. 

Vắc xin ComBE Five là loại vắc xin 5 trong 1 mới do Ấn Độ sản xuất, được tiêm để phòng ngừa 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib, thay thế cho vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem của Hàn Quốc đã ngưng sản xuất.

Loại vắc xin ComBE Five mới triển khai tiêm chủng nhưng sau khi tiêm thì tỉ lệ trẻ phản ứng khá cao so với các loại vắc xin khác.

Theo giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết, tính đến đầu tháng 1.2019, Hà Nội đã có 11 quận, huyện triển khai tiêm vắc xin ComBE Five cho 3.466 trẻ. Hà Nội cũng ghi nhận đã có 11 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng, chủ yếu tại huyện Ứng Hòa với 8 trường hợp trẻ sốt cao, tuy nhiên không có trẻ nào có phản ứng phản vệ.

Tại các địa phương khác như như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có nhiều trẻ khi tiêm văcxin này thì gặp phản ứng tương tự.

Những thông tin trên khiến các phụ huynh tỏ ra lo lắng, không biết có cho con tiếp tục tiêm loại vacxin này hay không? 

Trước tình hình này, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những lời khuyên dành cho các phụ huynh khi cho trẻ tiêm vacxin ComBE Five.

Cha mẹ cần chủ động thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, dùng thuốc, tiền sử dị ứng đặc biệt có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm... 

Sau khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ không vội vàng cho con về nhà. Thay vào đó, ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để cán bộ y tế theo dõi và xử lý kịp thời nếu có phản ứng bất thường xảy ra.Theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, để trẻ tiêm vacxin nói chung và vacxin ComBE Five an toàn, trước tiên cha mẹ phải nắm được tình hình sức khỏe của con.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.

Người theo dõi trẻ phải là người trưởng thành và biết chăm sóc trẻ, bế, quan sát trẻ thường xuyên và chú ý không chạm, đè vào chỗ tiêm, không đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm.

Cho trẻ bú/ăn đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế, không bú/ăn khi nằm… thường xuyên kiểm tra trẻ, đặc biệt ban đêm.

Các dấu hiệu về:  Tinh thần; tình trạng ăn, ngủ, nhiệt độ, phát ban, biểu hiện tại chỗ tiêm (sưng, đỏ…) cũng cần chú ý. Nếu phát hiện bất thường gì về sức khỏe của trẻ thì phải báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

Cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi có các dấu hiệu: quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ... Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Sốt cao >39°C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24h. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú, co giật, phát ban. Hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác khiến cha mẹ lo lắng.

Lưu ý không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo. Không nên dùng các loại thuốc lá, cây… khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tư vấn nhân viên y tế trước và sau khi xử lý.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật