Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trẻ bị tự kỷ: Biểu hiện và cách điều trị bệnh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ

(ĐSPL) - Vì sự cần thiết của việc giúp trẻ em và người mắc chứng tự kỷ cải thiện cuộc sống, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 2/4 hàng năm là Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ.

Bệnh tự kỷ được nhiều người đặt ví von với cái tên "căn bệnh của thời hiện đại". Những năm gần đây, khi nhắc tới căn bệnh tự kỷ người ta không còn thấy xa lạ nữa. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy hoang mang, sốc khi biết con em mình mắc chứng tự kỷ và luôn nghĩ rằng tất cả lỗi lầm đều do cách chăm sóc của người lớn.

Những bậc phụ huynh lo lắng về tình trạng tự kỷ ở trẻ thì hầu hết phụ huynh đều không muốn tin con mình bị tự kỷ. Nhiều bậc phụ huynh mang tâm lý quá nặng nề khi con mắc bệnh tự kỷ. Trong khi đó, hội chứng tự kỷ lỗi không hoàn toàn từ cách chăm sóc của cha mẹ.

Theo thống kê của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng. Cứ 88 trẻ thì có một em bị bệnh tự kỷ. Còn ở Việt Nam, theo thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỉ lệ cao nhất ở trường học, trẻ tự kỷ chiếm 30\% số trẻ mắc các khuyết tật học đường, nhưng con số đó cũng chưa nói lên hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường khi đến tuổi đi học. Điều đáng lo ngại hơn là thông tin liên quan đến căn bệnh này ở châu á nói chung và ở Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ.


Theo bác sĩ Lý Trần Tình – Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chứng tự kỷ là một rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội, ngôn ngữ và hành vi, hiện chưa rõ nguyên nhân và chưa tìm được cách chữa trị hiệu quả. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa căn bệnh tự kỷ. Trong khi đó, căn bệnh này ở trẻ em khi phát hiện muộn, việc điều trị gần như vô hiệu. Cuộc chiến với căn bệnh tự kỷ thường kéo dài và rất gian nan, việc phát hiện sớm là rất quan trọng, vì phát hiện càng sớm thì việc can thiệp, khắc phục sẽ có kết quả cao hơn, trẻ càng có nhiều cơ hội hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống.

Tự kỷ là gì?

Theo báo Dân Trí, rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là 1 khuyết tật về phát triển, khiến người tự kỷ trải nghiệm cuộc sống theo 1 cách khác với người bình thường. Điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và khả năng liên kết với người khác của họ.

Nguyên nhân của tự kỷ hiện vẫn còn là 1 bí ẩn. Người ta tin rằng các yếu tố về gen và môi trường đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh.


Biểu hiện của tự kỷ là gì?

Báo Sức khỏe & Đời sống cho hay, trẻ bị tự kỷ thường có những biểu hiện như:

Không giỏi khả năng giao tiếp phi ngôn từ; Kìm hãm cảm xúc; Chẫm nói; Thường xuyên có những hành động lặp đi lặp lại; Không có ký năng giao tiếp...

Thông tin trên báo Người lao động cho biết, biểu hiện của bệnh tự kỷ khá rõ ràng:

- Không biết chỉ khi đã được 1 tuổi.

- Về ngôn ngữ thoại: Không biết nói tiếng gió khi đã 1 tuổi. Không nói được từ đơn khi đã 16 tháng. Không nói được từ đôi khi đã 2 tuổi. Nói khó khăn hoặc rất ghét nói. Đã nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Có khi bé nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan gì đến môi trường-hoàn cảnh xung quanh. Thích độc thoại mà không đối thoại.

- Không chấp nhận sự giao tiếp, kết bạn.

- Sự tập trung chú ý cực kỳ ngắn hoặc không có.

- Không hồi đáp khi được gọi tên.

- Có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một mình.

- Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt.

- Thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó.

- Bị hút chặt vào một vài đồ vật quen thuộc.

- Thường xuyên ăn vạ.

- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.

- Từ chối quyết liệt một cách bất thường khi phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hằng ngày.

- Nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào đó.

- Không có khả năng tổng hợp, khái quát thông tin nhận được.

- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.

Khi ở bé xuất hiện khoảng 35\% trở lên các triệu chứng nêu trên là bé đã là bệnh nhân tự kỷ.

Cũng théo đó, báo Dân Trí cho biết thêm, trẻ em mắc chứng tự kỷ thường chống lại nỗ lực muốn nựng yêu hoặc ôm hôn của bạn. Với trẻ tự kỷ, những hành động như thế là quá mức và bé có thể không hiểu đó là cách bạn thể hiện tình yêu của mình. Nếu con thỉnh thoảng không muốn ngồi trên đùi của bạn vì bé đang bận để tâm đến những thứ khác, thì bạn đừng quá bận tâm. Chỉ những kháng cự với những hành động thể hiện tình cảm thì bạn mới nên lo lắng
Những người tự kỷ có thể quá hoặc thiếu nhạy cảm với các kích thích như âm thanh, đụng chạm, mùi vị, khiến cho các hoạt động hàng ngày trở nên khó chịu.


Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ

Trên thực tế, mỗi một trẻ tự kỷ sẽ có các biểu hiện khác nhau, vì vậy, không có phương pháp điều trị chuẩn cho tất cả các trường hợp. Các bậc cha mẹ có thể lựa chọn những phương pháp điều trị sau đây để áp dụng phù hợp cho con mình.

- Phương pháp y học: Thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.

- Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm, tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Vì vậy, khi có trẻ bị tự kỷ, các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi, trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng, sợ sệt trong giao tiếp.

- Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lý một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

Tùy theo sự biểu hiện của bệnh tự kỉ ở trẻ mà có cách điều trị khác nhau. Hiện nay, cách điều trị hữu hiệu đối với các trẻ mắc bệnh tự kỷ được cho là liệu pháp điều trị bệnh bằng tâm lí:

- Thiết lập và giúp trẻ hướng tới sự phát triển tâm lí và nhân cách cá nhân theo đúng như khung tâm lí của trẻ bình thường.

- Giúp trẻ tiếp xúc, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh, thiết lập mối quan hệ, tình cảm với những người xung quanh như ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…

- Dạy trẻ cách nói chuyện, phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.

- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]UIQounpkEz[/mecloud]

Tin nổi bật