Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tranh chấp đất đai, cô bỏ thuốc chuột vào nồi bún riêu của cháu

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tranh chấp trong chuyện đất đai với đứa cháu, bà Điệp đã bỏ thuốc chuột vào nồi bún riêu của cháu mình đang bán cho khách hàng ăn nhằm hãm hại.

(ĐSPL) - Tranh chấp trong chuyện đất đai với đứa cháu, bà Điệp đã bỏ thuốc chuột vào nồi bún riêu của cháu mình đang bán cho khách hàng ăn nhằm hãm hại.

Theo báo Dân Việt, đến cuối buổi sáng 25/12, Công an P.Tân Phú, Q.9 (TP.HCM) cho biết đã hoàn tất thủ tục hồ sơ để chuyển vụ án lên Cơ quan CSĐT Công an quận 9 tiếp tục điều tra làm rõ về vụ việc nghi vấn nồi bún riêu của chị Trần Thị Bạch Tuyết (37 tuổi, ngụ đường Nam Cao, KP.1, P.Tân Phú) bị bỏ thuốc độc.

Bà Điệp tại trụ sở công an - Ảnh: báo Dân Việt

Theo báo An ninh thủ đô, rạng sáng cùng ngày, nhân lúc chị Trần Thị Bạch Tuyết buôn bán bún riêu trước số 73D đường Nam Cao, phường Tân Phú, quận 9, đi vào nhà nên bà Điệp (cô của Tuyết) đã lẻn bỏ chất nghi là thuốc chuột vào nồi nước lèo rồi bỏ đi. Lúc này, camera an ninh gần đó đã ghi lại vụ việc và may mắn có người ngồi trước màn hình camera quan sát nên phát hiện kịp thời hô hoán.

Vụ việc nhanh chóng được gia đình chị Tuyết trình báo cơ quan chức năng. Công an quận 9 đã có mặt tại hiện trường, ghi nhận vụ việc, đồng thời lấy mẫu nước lèo trong nồi bún riêu về khám nghiệm, làm rõ. Bà Điệp cũng bị cơ quan chức năng tạm giữ.

Tại cơ quan Công an, bước đầu bà Điệp đã thừa nhận hành vi của mình. Bà Điệp khai, do mâu thuẫn từ việc tranh chấp đất đai nên đã lén bỏ thuốc chuột vào nồi nước lèo bán bún, nhằm hãm hại chị Tuyết.

Một số người dân khu vực cho biết, bà Điệp cũng buôn bán bún riêu tương tự chị Tuyết ở gần đó.

Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Tin nổi bật