Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trầm cảm khởi nguồn bi kịch: Người mẹ đoạt mạng con trai bằng dây chun rồi tự kết liễu, hé lộ lá thư tuyệt mệnh

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Trước khi gây ra cái chết cho con trai và tự kết liễu bản thân, Nami để lại hai bức thư tuyệt mệnh bằng tiếng Nhật cho chồng và anh trai cô.

Một vụ án đau lòng đã xảy ra tại Singapore vào cuối năm 2024, khi Nami Ogata, một phụ nữ 41 tuổi người Nhật Bản, đã sát hại con trai mình, một bé trai 5 tuổi, trước khi tự kết liễu đời mình.

Trước khi xảy ra bi kịch này, Nami đã phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, không thể cân bằng giữa công việc và chăm sóc hai con trai. Cô đã đến gặp bác sĩ tâm thần và được kê đơn thuốc, nhưng tình trạng của cô không cải thiện.

Theo thông tin từ cảnh sát, vào sáng 1/11/2024- ngày xảy ra án mạng, Nami đã gửi tin nhắn cho người giúp việc trong gia đình, thông báo rằng cô sẽ đưa con trai lớn đi bệnh viện vì bé bị sốt. Tuy nhiên, thực tế, cô đã đoạt mạng con trai 5 tuổi trong phòng khách bằng một sợi dây chun dài làm từ sợi cói, rồi đắp chăn cho bé và lái xe đến một khu vực hẻo lánh gần Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah. Cô để lại cậu bé trong xe, trước khi đi vào khu rừng và tự kết liễu bản thân.

Cảnh sát sau đó đã tìm thấy thi thể của Nami và con trai cô.  

Vị trí gần Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah - nơi xảy ra vụ việc đau lòng. Ảnh: Channelnewsasia

Trầm cảm nặng và sự tuyệt vọng

Trong suốt quá trình điều tra, các nhân viên y tế cho biết Nami Ogata đã mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng, giảm cân nhanh chóng và mất ngủ kéo dài. Cô cảm thấy buồn bã vì con trai mình mắc chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý, đồng thời học hành kém tại trường. Tình trạng tâm lý của cô ngày càng xấu đi, và cô đã bỏ lại chồng cùng đứa con trai út.

Trước khi xảy ra vụ việc, Ogata đã gặp bác sĩ tâm thần Anthony Stanislaus tại Trung tâm Y tế MHC ba ngày trước khi gây án. Trong cuộc gặp, cô chia sẻ rằng mình bị căng thẳng vì công việc và chăm sóc con cái. Cô cảm thấy lo lắng trong suốt vài tháng qua, bị sụt cân và rụng tóc, nhưng phủ nhận ý định tự tử. Sau đó, cô được điều trị với thuốc an thần và thuốc ngủ, và hẹn gặp bác sĩ tâm thần riêng vào ngày hôm sau.

Khi gặp bác sĩ Lim Boon Leng, Ogata tiếp tục phàn nàn về việc không thể ngủ được mặc dù đã uống thuốc. Bà cũng cho biết đã có suy nghĩ thoáng qua về việc kết thúc cuộc sống, nhưng không có sự chuẩn bị cụ thể nào và khẳng định sẽ không tự làm hại bản thân vì còn phải chăm sóc con cái.

Bác sĩ Lim đã kê đơn thuốc chống trầm cảm và thuốc ổn định tâm trạng, đồng thời khuyên cô tiếp tục điều trị và tái khám sau ba tuần hoặc sớm hơn nếu tình trạng của cô không cải thiện.

Ảnh minh họa

Những lá thư tuyệt mệnh

Trước khi gây ra cái chết cho con trai và bản thân, Nami để lại hai bức thư tuyệt mệnh bằng tiếng Nhật cho chồng và anh trai cô. Trong thư gửi chồng, Nami giải thích rằng cô bị trầm cảm nặng và không thể chịu đựng được những cơn hoảng loạn mà mình đang phải đối mặt. Cô bày tỏ sự lo lắng rằng nếu mình ngã quỵ, sẽ không ai chăm sóc các con. Bà cũng gửi lời xin lỗi về hành động của mình và yêu cầu chồng chăm sóc tốt cho đứa con trai út.

Trong thư gửi anh trai, Nami mong muốn anh nhận nuôi con trai út của cô và nuôi dưỡng cậu bé. Cô đã sắp xếp tài chính cho chi phí tương lai của đứa trẻ. Cảnh sát cho biết, trong bức thư này, Nami đã bày tỏ rõ ràng ý định kết thúc cuộc sống của mình và con trai lớn  và sau đó hành động theo những gì đã viết ra.

Sự ra đi của hai mẹ con là bi kịch lớn đối với gia đình Nami và là lời cảnh tỉnh về những hậu quả nghiêm trọng của chứng trầm cảm và sự tuyệt vọng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm là nguyên nhân đứng hàng thứ hai về gánh nặng y tế. Có khoảng 10% -20% phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con trên toàn cầu từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm.

Trầm cảm sau sinh không những ảnh hưởng tiêu cực tới người mẹ mà còn ảnh hưởng tới con. Trong những trường hợp người mẹ bị TCSS nặng có thể dẫn đến suy nghĩ và hành vi tự tử hoặc gây tổn hại cho con. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu khi người mẹ bị TCSS có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa con như chậm phát triển ngôn ngữ, vận động, chiều cao; khóc nhiều, dễ kích động; hạn chế khả năng giao tiếp; khó thích nghi với môi trường, khó hòa nhập xã hội…

Đặc biệt TCSS thường diễn biến hết sức lặng lẽ và dễ bị nhầm lẫn, bỏ qua nên khi phát hiện thì bệnh đã nặng trong khi bệnh lại cần được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Một số dấu hiệu nhận biết TCSS: Luôn thấy buồn, mệt mỏi, lo lắng, tuyệt vọng; khóc nhiều; có ý nghĩ làm tổn thương em bé; có ý nghĩ làm tổn thương bản thân; không quan tâm đến em bé, không cảm thấy kết nối với em bé; ăn quá ít hoặc quá nhiều; ngủ quá ít hoặc quá nhiều; gặp khó khăn khi tập trung hoặc đưa ra quyết định…

Khi thấy bản thân hoặc người phụ nữ sau sinh trong gia đình có bất kỳ dấu hiệu nào ở trên và kéo dài 2 tuần trở lên cần nghĩ tới TCSS và đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.

Tin nổi bật