Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trải lòng của một nữ phạm nhân nhiễm HIV trong trại giam

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Khi bước chân lên bàn sinh thì Đào được các bác sĩ cho biết chị đã bị nhiễm HIV và có khả năng con cũng bị nhiễm. Đào cảm thấy lúc đó mọi thứ quanh mình dường như sụp đổ.\r\n

(ĐSPL)- Khi bước chân lên bàn sinh thì Đào được các bác sĩ cho biết chị đã bị nhiễm HIV và có khả năng con cũng bị nhiễm. Đào cảm thấy lúc đó mọi thứ quanh mình dường như sụp đổ.Đưa ánh mắt xa xăm nhìn về phía vệt sáng nơi cửa sổ của căn phòng, phạm nhân Đào nói trong tiếng nấc nghẹn: “Ở trong này, mỗi ngày trôi qua là một ngày em đến gần với nỗi sợ hơn. Chỉ một năm nữa thôi, khi con em đủ 18 tháng, lúc đó sẽ biết chính xác cháu có bị nhiễm HIV lây từ mẹ không. Sáng nào thức dậy, em cũng cầu nguyện cho con em không mang trong mình căn bệnh thế kỷ, không phải gánh chịu lỗi lầm do ba mẹ nó gây ra”.

Dấn thân vào buôn bán ma túy vì quá nghèo túng

Sau 3 tiếng ngồi xe, chúng tôi cũng đến được trại giam Thủ Đức (Z30D- Bộ công an) tại xã Tân Đức, huyện  Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Ngồi trước mặt chúng tôi là người phụ nữ nhỏ thó, tuy nhiên khuôn mặt thì trông lại khá già dặn. Đó là nữ phạm nhân Lê Thị Trúc Đào (SN 1988, trú tại Tân Phú, Đồng Nai). Đào bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy và đang bị lĩnh án 7 năm tù giam.

Nhưng có lẽ, nỗi buồn chán vì cuộc sống mất tự do không làm Đào thấy đau buồn bằng “bản án HIV” Đào đang gánh chịu. Lo sợ hơn cả là đứa con hơn một tuổi của Đào cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này.

Đào sinh ra trong một gia đình khá cơ bản. Mẹ là hiệu trưởng trường cấp 1, bố là cán bộ tư pháp tại huyện. Từ nhỏ Đào cũng được ba mẹ cho ăn học đàng hoàng, nhưng đến năm lớp 10, Đào đã phải nghỉ học giữa chừng vì bị bệnh nặng, không đủ sức khỏe để tiếp tục theo học. Đến năm 18 tuổi, trong một lần đi chơi cùng bạn bè, Đào tình cờ quen Nguyễn Tấn Khanh (SN 1980). Sau hai năm tìm hiểu, bố mẹ Khanh chính thức qua nhà Đào để xin cưới. Thấy Khanh là người đàng hoàng và cũng tu chí làm ăn nên ba mẹ Đào đã đồng ý.
Trò chuyện với chúng tôi, Đào nghẹn ngào chia sẻ: “Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với em, nào ngờ sau khi lấy chồng thì gia đình em gặp biến cố lớn về kinh tế. Vốn từ trước đến nay, ba mẹ em chỉ thuần túy làm công ăn lương, nhưng khi chuẩn bị về hưu, nghe một số người bạn, ba mẹ em vay vốn làm rẫy để trồng quýt. Do không có kinh nghiệm chăm sóc, đến mùa quýt bị hỏng hết không thu hoạch được nên ba mẹ đổ nợ. Tất cả tiền lương của ba mẹ chỉ đủ chi tiêu tằn tiện trong gia đình và trả nợ.
Đến năm 2008, em sinh bé trai đầu lòng. Cũng đúng lúc đó, mẹ chồng em lại đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư. Trước sự ra đi đột ngột của mẹ, chồng em đã rất sốc. Suốt ngày Khanh chỉ ngồi lì trong phòng, không chịu nói chuyện với ai. Sau một thời gian, Khanh bỏ bê hẳn công việc và suốt ngày chìm đắm trong những cơn say. Đã nhiều lần em nhỏ to khuyên chồng, nhưng Khanh đều bỏ ngoài tai và nhậu nhiều hơn. Khi con trai em được 1 tuổi, cháu không may mắc bệnh nặng. Vậy là bao nhiêu tiền của trong gia đình, em đều phải lấy ra để lo chạy chữa cho con. Cũng may mắn, do được chữa trị kịp thời, con trai em khỏi bệnh nhưng cũng từ đó, chồng em sa đà vào những cuộc chơi nhiều hơn. Bị bạn bè xấu lôi kéo, chồng em nghiện ma túy lúc nào không hay”.
 
 
Ảnh minh họa.
Đã muốn tìm đến cái chết
Khi gia đình túng quẫn nhất, thì mẹ chị xin được cho chị một chân nấu ăn trong trường tiểu học. “Vì là trường ở nông thôn nên tiền ăn bán trú của các cháu học bán trú rất ít. Hôm nào có đông học sinh ở lại ăn thì còn được lời, chứ hôm nào ít thì chỉ có làm không công. Mà số tiền lời ít ỏi đó vừa phải lo cho con, vừa phải lo cho chồng nên không lúc nào trong nhà em có tiền dư. Năm 2010, em sinh thêm bé thứ 2 với hy vọng có thêm con, chồng em sẽ nghĩ lại mà tu chí làm ăn. Nào ngờ, lúc sinh bé xong, em té ngửa khi phát hiện chồng nghiện ma túy”, Đào kể.
Khi biết chồng nghiện ma túy, ban đầu Đào cũng cố gắng khuyên nhủ chồng, với hy vọng chồng nhận ra lỗi lầm, quyết tâm cai nghiện để làm lại cuộc đời, nhưng lần nào Khanh cũng hứa bỏ, rồi đâu lại vào đó. Không chịu được cảnh nghiện ngập của Khanh, Đào đưa con về nhà bố mẹ đẻ, cắt đứt quan hệ với chồng.
Khanh tìm đến xin lỗi, năn nỉ Đào đưa con quay về và hứa sẽ sửa đổi. Sợ con bơ vơ, Đào lại theo Khanh về nhà, với hy vọng Khanh sẽ giữ lời hứa, nhưng không những không bỏ ma túy, mà Khanh còn càng ngày càng dấn sâu vào con đường nghiện ngập. Nhiều lần Khanh còn gợi ý bảo Đào đi bán heroin, nhưng lần nào Đào cũng gạt đi. Đào hiểu kiếm tiền bằng con đường đó không thể bền được.
Tuy nhiên, số tiền ít ỏi mà Đào kiếm được từ việc nấu ăn tại trường vốn đã không đủ chi tiêu, nay lại thêm một miệng ăn, cuộc sống gia đình càng trở nên thiếu thốn. Trong nhà có bao nhiêu đồ đạc có giá trị thì Khanh cũng đã bán hết để đốt, để hút hít. Nhìn cảnh những đứa trẻ hàng xóm được bố mẹ mua quần áo đẹp, Đào lại tủi thân cho con của mình lắm. Cùng là trẻ nhỏ mà con Đào toàn mặc quần áo thừa của người khác. Từ lâu lắm rồi, chúng nó chưa có một bữa ăn ngon. Thế rồi, trong lúc cùng quẫn, Đào đã đi vay tiền bạn bè mua heroin chia lẻ ra, cùng Khanh bán cho những con nghiện.
Để tránh nghi ngờ của mọi người, Đào vẫn đi nấu ăn ở trường tiểu học, nhưng nếu con nghiện nào cần “hàng”, cứ gọi điện là Đào mang giao tận nơi. Buôn bán ma túy không được bao lâu, Đào bị bắt khi đang bán heroin cho một con nghiện. Khám nhà Đào, công an phát hiện trong nhà có nhiều dao, kiếm, Khanh cũng lập tức bị bắt vì tội tàng trữ vũ khí.
Do có con nhỏ, nên Đào được tại ngoại để nuôi con đủ 36 tháng. Đến thời hạn thi hành án, Đào lại có thai. Vậy là 26 tuổi, Đào đã kịp có 2 đứa con và đang mang bầu đứa thứ 3, nhưng với tội gieo rắc “cái chết trắng”, Đào không thể thêm một lần được khoan dung. Đào bị kết án 7 năm tù giam.
Lau vội những giọt nước mắt, Đào chia sẻ: “Bất cứ người phụ nữ nào cũng khao khát được làm mẹ. Nhưng trong hoàn cảnh của em thì em lại không muốn có mặt đứa trẻ này trên đời. Vì em hiểu, một đứa trẻ phải sinh ra và lớn lên trong cánh cổng trại giam thì thật bất hạnh cho tuổi thơ của chúng. Dù vậy, thấy con cựa quậy và lớn dần lên trong cơ thể thì tình yêu em dành cho con cũng lớn thêm.
Em không được người thân thăm nuôi thường xuyên như những bạn tù khác. Nhiều lúc cũng tủi thân lắm, em mong từng ngày con chào đời để có nguồn vui và động lực sống tiếp. Ngày em mong đợi nhất cũng đã đến, nhưng khi bước chân lên bàn sinh thì được các bác sĩ cho biết em đã bị nhiễm HIV và có khả năng con em cũng bị nhiễm. Lúc đó mọi thứ quanh em dường như sụp đổ. Em đã định tìm đến cái chết để giải thoát cho cả hai mẹ con, nhưng khi em tuyệt vọng nhất thì được các bác sĩ ở đây động viên tinh thần rất nhiều.
Họ giúp em hiểu HIV là căn bệnh xã hội, đã có phương pháp kéo dài cuộc sống, và mọi người cũng không còn kỳ thị người có HIV như trước nữa. Nếu mình uống thuốc đầy đủ thì có thể sống chung được với nó trong nhiều năm. May mắn, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các y bác sĩ  em đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Bây giờ, mỗi lúc nhìn con, em lại có thêm động lực cải tạo cho tốt, để sớm có ngày được trở về cùng gia đình đoàn tụ với các con. Mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên em cầu nguyện là con em không bị lây HIV từ em. Đứa nhỏ dễ thương lắm, nếu nó mà bị thì có lẽ đây là điều ân hận nhất của cuộc đời em”.

Tin nổi bật