Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó.
Như vậy, khi tạm giữ phương tiện thì bắt buộc cán bộ thực hiện thủ tục tạm giữ phải lập biên bản tạm giữ, biên bản tạm giữ phương tiện phải ghi rõ tình trạng phương tiện. Biên bản phải có chủ phương tiện ký, người lập biên bản, người làm chứng nhằm đảm bảo biên bản tạm giữ phải khách quan, minh bạch và công khai, để đảm bảo sau khi chủ phương tiện nhận lại phương tiện thì đúng như hiện trạng ban đầu khi chủ xe bàn giao nhằm tạm giữ phương tiện, luật sư nêu.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế, cơ quan quản lý phương tiện sẽ phải bồi thường.
Điều 10 Nghị định 115/2013/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có các quyền sau:
1. Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
3. Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường (bằng tiền hoặc bằng hiện vật)".
Ảnh minh họa
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:
Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.…Như vậy, cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ, ra quyết định tạm giữ xe vi phạm luật giao thông có trách nhiệm quản lý, bảo quản xe bị tạm giữ cho đến khi bàn giao phương tiện cho chủ xe. Xe bị tạm giữ bị hư hỏng, mất linh kiện thì cảnh sát ra quyết định tạm giữ chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cảnh sát giao thông giao cho người quản lý, bảo quản xe bị tạm giữ thì người đó có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản. Nếu xe bị tạm giữ bị hư hỏng, mất linh kiện thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cảnh sát giao thông quyết định tạm giữ xe bị tạm giữ.