Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tour đi trực thăng ngắm vịnh Hạ Long được bảo hiểm lên đến 30 triệu USD

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Theo một số đơn vị cung cấp tour trực thăng ngắm cảnh Hạ Long, hành khách có thể được bồi thường lên đến 30 triệu USD/vụ trong trường hợp máy bay gặp sự cố.

Bảo hiểm trực thăng là loại hình bảo hiểm đặc biệt dành cho các hoạt động của máy bay cũng như những rủi ro xảy ra đến với khách hàng. Hầu hết đơn vị điều hành tour trực thăng đều ký kết với các đơn vị bảo hiểm chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tri thức trực tuyến thông tin, một đơn vị điều phối tour trực thăng ngắm cảnh Hạ Long cho biết mức cam kết bồi thường thiệt hại cho sự cố lên tới 30 triệu USD/sự vụ. Mức bồi thường này dành cho tối đa 4 hành khách, không bao gồm phi công.

Tour đi trực thăng ngắm vịnh Hạ Long được bảo hiểm lên đến 30 triệu USD. Ảnh: Zingnews

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, trường hợp máy bay trực thăng là phương tiện vận tải du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến vận tải và hoạt động du lịch.

Đối với hành khách mua vé tham quan du lịch trong chuyến bay này, đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng của hành khách theo quy định của pháp luật về dân sự. Thiệt hại bao gồm chi phí mai táng, tiền nghĩa vụ cấp dưỡng mà nạn nhân phải cấp dưỡng cho thân nhân của họ và tiền bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định của bộ luật dân sự.

Trường hợp vé máy bay có bao gồm phí bảo hiểm trong trường hợp gặp tai nạn rủi ro, công ty bảo hiểm có trách nhiệm phải chi trả cho những thiệt hại này.

Nêu ý kiến về vụ rơi máy bay trực thăng Bell-505, luật sư Cường nêu ý kiến: “Đây là vụ tai nạn hàng không hi hữu xảy ra trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Điều này cho thấy đã có vấn đề mất an toàn, có rủi ro xảy ra trong hoạt động vận tải hàng không phục vụ khách du lịch. Bởi vậy cơ quan chức năng cần thận trọng trong việc phân tích đánh giá nguyên nhân để có những giải pháp đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không nói chung và hàng không phục vụ du lịch nói riêng, tránh những vụ việc đáng tiếc tương tự có thể xảy ra”.

Trước đó, năm 2021, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, PVI đã giải quyết bồi thường bảo hiểm 3,5 triệu USD tổn thất toàn bộ thân máy bay cho máy bay trực thăng EC-130T2 số hiệu VN-8632 thuộc Trung tâm Huấn luyện bay (Công ty Trực thăng miền Nam, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam), Tri thức trực tuyến đưa tin.

Máy bay này bị tai nạn trong quá trình bay tập tại Vũng Tàu ngày 18/10/2016.

Vào thời điểm xảy ra sự cố, có 3 phi công gồm một phi công giáo viên và 2 học viên trên máy bay. Xác chiếc máy bay bị rơi và 3 phi công hy sinh đã được tìm thấy một ngày sau đó. PVI cũng từng tạm ứng hỗ trợ 1,5 tỷ đồng cho gia đình 3 phi công hy sinh.

Được biết, ngày 18/4/2022, Tổng công ty trực thăng Việt Nam đã ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng không với Tổ hợp liên danh Bảo hiểm PVI - Bảo Việt – MIC, trong đó Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm nhiều năm đứng đầu liên danh.

Tổng Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) là nhà bảo hiểm gốc cho toàn bộ đội bay của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam từ năm 2009, bao gồm các loại bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, trách nhiệm dân sự đối với hành khách trên máy bay và trách nhiệm pháp lý đối với phi hành đoàn.

Ngoài việc là nhà bảo hiểm chính cho Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, PVI còn là nhà bảo hiểm cho các hãng hàng không dân dụng tại Việt Nam, bao gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật