Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Top những loại thực phẩm bệnh nhân sốt xuất huyết nên tránh

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Nếu không may bị sốt xuất huyết, bạn cần kiêng một số nhóm thực phẩm để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

Dịch bệnh sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí có xu hướng lan rộng. Nhất là trong thời điểm hiện tại, thời tiết nóng ẩm ở miền Bắc rất thuận lợi cho muỗi sinh sôi. Thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội ghi nhận thêm 59 ổ dịch sốt xuất huyết. Chỉ trong 1 tuần, từ 4/8 đến 11/8, có tới 762 ca mắc, tăng hơn 100 ca sốt xuất huyết so với tuần trước đó.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết

Người bệnh sốt xuất huyết thường cảm thấy nhức đầu, đau toàn thân, sốt cao, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,… do đó, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin như rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể mau hồi phục.

Bên cạnh những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, người bệnh sốt xuất huyết còn cần kiêng những loại thực phẩm khó tiêu, ít dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh.

Trang bị sẵn kiến thức về bệnh sốt xuất huyết đóng vai trò rất quan trọng trong phòng và chữa bệnh. 

4 thực phẩm bệnh nhân sốt xuất huyết cần tránh để nhanh khỏi bệnh:

Đồ cay nóng

Những thực phẩm cay nóng cũng thúc đẩy sự tích tụ axit trong dạ dày, gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.

Những thực phẩm cay nóng cũng thúc đẩy sự tích tụ axit trong dạ dày, gây kích ứng dạ dày, làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Do đó nên tránh những món cay khi bạn đang bị sốt xuất huyết.

Nước uống có ga, nước ngọt, đồ uống có chứa caffeine

Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật, bao gồm cả sốt xuất huyết.

Khi dùng những món thực phẩm này, não sẽ bị kích thích, huyết áp tăng lên, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi hơn. Khi đang bị sốt xuất huyết vốn rất mệt mỏi, dùng những loại đồ uống làm mệt mỏi hơn, chắc chắn sẽ rất nguy hiểm, người bệnh sốt xuất huyết khó bình phục hơn hẳn.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ nói chung cũng không có lợi cho cơ thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol.

Theo Healthline, sốt xuất huyết làm giảm khả năng tiêu hóa, khiến người bệnh khó tiêu hóa các chất béo. Khi ăn những thực phẩm giàu chất béo vào cơ thể, khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả, sức khỏe thêm phần giảm sút hơn.

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ nói chung cũng không có lợi cho cơ thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu

Các loại thức ăn màu đậm như huyết hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền,… là đáp án khi được hỏi sốt xuất huyết kiêng gì? Bởi bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó phân biệt có bị xuất huyết hay khi nôn mửa hoặc đại tiện nếu ăn những thức ăn này.

Những loại thực phẩm người mắc sốt xuất huyết nên ăn:

Cháo, súp

Cháo, súp là những loại thức ăn lỏng đứng đầu trong danh sách “Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì”. Đây là món ăn dễ tiêu hóa và dễ nuốt, đồng thời có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể, giúp bệnh nhân bổ sung thêm năng lượng.

Có thể kết hợp cháo, súp cùng bí ngô để cung cấp thêm vitamin A cho bệnh nhân hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung đạm cho người bệnh, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe.

Sữa, sữa chua

Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, cũng như khả năng chống viêm.

Sữa cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể. Sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột. Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, cũng như khả năng chống viêm. Tóm lại, sữa chua có lợi cho quá trình tiêu hóa của người bệnh, giúp hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh từ đó chống lại virus và các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Nước dừa, nước ép trái cây, nước lọc ấm

Một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất đi kèm với bệnh sốt xuất huyết là mất nước. Trong khi uống nước dừa có khả năng bù nước cực kỳ tốt. Do đó, bạn nên uống nước dừa khi bị sốt xuất huyết. Điều này giúp cơ thể nhanh khỏe hơn. 

Đôi khi, bạn có thể thay bằng nước ép trái cây như nước ép cam, nước dứa, nước ép lựu đều cung cấp vitamin và chất chống oxy hóa, giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Ngoài ra, uống nước lọc ấm là biện pháp cấp nước rẻ tiền, giúp bạn nhanh hồi phục khi bị sốt xuất huyết.

Thực phẩm giàu sắt

Ở người bệnh sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu trong máu suy giảm; do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp tăng tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi bệnh.

Các loại thực phẩm giàu sắt như gan, các loại đậu, thịt, rau có màu xanh,… có tác dụng tăng hemoglobin trong máu, thúc đẩy sự hình thành của các tiểu cầu nhằm ngăn ngừa chảy máu và mất máu. Ở người bệnh sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu trong máu suy giảm; do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp tăng tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm khi tiểu cầu suy giảm đến số lượng báo động.

Thực phẩm giàu vitamin K

Vitamin K còn được biết đến là vitamin đông máu vì khả năng kích thích protein hình thành các cục máu đông. Vì vậy, vitamin K là “băng cứu thương” không thể thiếu với cơ thể. Ở người bệnh sốt xuất huyết, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và tăng số lượng tiểu cầu sụt giảm trong thời gian mắc sốt xuất huyết. Bông cải xanh, rau mầm và các loại rau có lá xanh là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật