Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thầu Trung Quốc “mắc kẹt”, Việt Nam “oằn lưng” lo trả nợ cho dự án đường sắt trên cao

(DS&PL) -

Các chuyên gia Trung Quốc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch virus corona nhưng nợ gốc vay đã tới ngày phải trả.

Các chuyên gia Trung Quốc của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa thể quay lại Việt Nam do ảnh hưởng của dịch virus corona nhưng nợ gốc vay Trung Quốc đã tới ngày phải trả.

Trong văn bản hỏa tốc gửi Chính phủ mới đây, bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc đã đến hạn trả nợ gốc khoản vay lại của Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Theo cơ chế tài chính của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, bộ GTVT có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng để trả nợ nước ngoài cho phần vốn vay lại của dự án và các khoản chi phí liên quan trong giai đoạn xây dựng, cho tới khi thoàn thành và bàn giao cho UBND TP. Hà Nội và UBND TP. Hà Nội nhận nợ trực tiếp đối với phần vốn vay lại của dự án khi dự án được bàn giao từ bộ GTVT.

Bộ GTVT cho biết, với cơ chế tài chính như trên, bộ này đã phê duyệt điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án để bố trí 400 tỷ đồng cho hạng mục trả nợ gốc phần vốn vay lại cho tới khi bàn giao dự án cho UBND TP.Hà Nội.

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đường sắt (QLDA), hiện đã trả nợ gốc cho Trung Quốc với tổng số tiền 398,043 tỷ đồng, số vốn trả nợ gốc còn lại trong tổng mức đầu tư còn lại là 1,957 tỷ đồng.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã “lỡ hẹn” vận hành khai thác trong 3 năm qua và đến nay chưa xác định được ngày “về đích”. Ảnh: Vietnamnet

Với những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và chưa xác định chính xác thời gian hoàn thành, bàn giao cho UBND TP.Hà Nội, Ban QLDA đã dự kiến phát sinh trả nợ gốc phần vốn vay lại đến hết năm 2020 khoảng 1552,709 tỷ đồng. Ban này cũng đề xuất phương án giãn nợ đến khi hoàn thành, bàn giao khoản vay cho UBND TP.Hà Nội hoặc xem xét, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư để tiếp tục bố trí trả nợ, nhằm hạn chế vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ bên vay theo các Hiệp định đã ký.

Bộ GTVT thông tin, trong bối cảnh Hiệp định vay 250 triệu USD đã đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại việc chậm trả nợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và có thể dẫn tới những hệ luỵ hết sức nghiêm trọng về kinh tế. Vì vậy, ngày 21/01, bộ GTVT đã có Quyết định số 100, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2020 để trả nợ gốc Hiệp định vay 250 USD của dự án, khoản kinh phí này đang chờ ý kiến thẩm tra của bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước mới có thể giải ngân.

Phía Tổng thầu và Tư vấn cho biết, trước Tết có hơn 100 chuyên gia đang làm việc tại dự án đến từ nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Các chuyên gia đã được cho về quê nghỉ Tết Nguyên đán và theo lịch, trở lại Hà Nội vào ngày 1/2.

Thế nhưng mới đây, Tổng thầu và Tư vấn giám sát xin lùi lịch đến sau 8/2 cho số chuyên gia trở lại làm việc do dịch viêm phổi Vũ Hán, Chính phủ Trung Quốc hạn chế công dân xuất cảnh.

Đến 9/2, phía Trung Quốc mới có thông báo tiếp theo về việc có cho công dân xuất cảnh hay không, trong khi Việt Nam cũng chỉ xem xét cấp visa cho khách công vụ.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bắt đầu được thực hiện từ tháng 10/2011, tổng mức đầu tư hơn 18.000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa hai Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc.  Với chiều dài hơn 13 km và 12 nhà ga đi trên  cao, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã “lỡ hẹn” vận hành khai thác trong 3 năm qua và đến nay chưa xác định được ngày “về đích”.

Trong 2 tháng qua, Tư vấn độc lập ACT hoàn thành thêm một số báo cáo đánh giá an toàn (từ 6 lên 9 báo cáo). Cục Đăng kiểm hoàn thành cấp chứng nhận đăng kiểm tạm thời cho 13 đoàn tàu của dự án.

Căn cứ vào các phần việc còn dang dở, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ tiếp tục lùi hạn khánh thành dù đã sang năm 2020. Giống như chiếc ôtô muốn lăn bánh trên đường phải được kiểm tra kỹ thuật, đăng kiểm, gắn biển số... Bộ GTVT cũng kiên quyết yêu cầu những điều kiện tương tự với 13 đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đó là yêu cầu mà suốt nhiều tháng qua Tổng thầu không thể đáp ứng.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật