Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Toà án Tối cao Mỹ sẽ phản hồi đơn kiện của ông Trump muộn nhất 2 ngày sau lễ nhậm chức

(DS&PL) -

Nỗ lực pháp lý mới nhất của đội ngũ Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đợi tới sau lễ nhậm chức.

Nỗ lực pháp lý mới nhất của đội ngũ Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đợi tới sau lễ nhậm chức. 

Toà án Tối cao mới đây đã đưa ra thời hạn phản hồi đơn kiện của đội ngũ Tổng thống Mỹ Donald Trump về vụ kiện bầu cử tại bang Pennsylvania. Theo đó, các thẩm phán sẽ đưa ra câu trả lời đối với đơn kiện này muộn nhất vào ngày 22/1, 2 ngày sau lễ nhậm chức. Được biết, phía ông Trump đã yêu cầu Toà án Tối cao xứ lý và ra phán quyết trước ngày 6/1 nhưng toà án đã không làm theo. 

Tổng thống Trump đến nay vẫn chưa chịu chấp nhận kết quả thua cuộc. Ảnh: FT

Theo Fox News, bước đi này của Toà án Tối cao sẽ tạo điều kiện cho họ từ chối xét xử vụ việc với lý do đơn kiện tại thời điểm đó là vô lý và không còn phù hợp để giải quyết. Cụ thể, ngày 6/1, cuộc họp Quốc hội mới sẽ chính thức xác nhận kết quả cuộc bầu cử. Phía ông Trump viết trong đơn kiện rằng sau buổi lễ nhậm chức, Toà án Tối cao nhiều khả năng sẽ không muốn xét xử vụ việc. Bởi vậy, họ yêu cầu toà án nên thụ lý và giải quyết vụ việc đúng thời hạn.

Hồi cuối tuần trước, chiến dịch của Tổng thống Trump đã trích dẫn tuyên bố từ thẩm phán Samuel Alito về tính hợp hiến đối với cơ quan tư pháp bang Pennsylvania trong việc tự ý thay đổi quy định tiếp nhận phiếu bầu qua thư. 

Cụ thể, luật sư Rudy Giuliani cho biết: "Đơn kiện của chúng tôi được đưa ra sau vụ kiện có liên tại bang Pennsylvania. Trong đó, thẩm phán Samuel Alito cùng 2 người khác đã quan sát tính hợp hiến trong quyết dịnh của toà án bang Pennsylvania về việc gia hạn thời gian nhận phiếu bầu qua từ 20h ngày 3/11 đến 17h ngày 6/11. Vụ việc này có tầm quan trọng mang tính quốc gia và nhiều khả năng toà án Pennsylvania đã vi hiến". 

Bên cạnh đó, đội ngũ pháp lý của ông Trump đang tìm cách để các thẩm phán lật ngược ba phán quyết của Tòa án Tối cao Pennsylvania về việc xác minh chữ ký, kiểm tra giám sát và các yêu cầu cụ thể về cách cử tri điền thông tin vào các lá phiếu qua thư.

Nếu tòa án ra phán quyết có lợi cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, bản kiến nghị đặc biệt cho rằng nhiều khả năng Pennsylvania có thể chứng nhận lại kết quả bầu cử hiện tại. Điều này được đưa ra trong trường hợp đội ngũ ông Trump đưa ra số lượng phiếu bầu qua thư bất hợp lệ đủ lớn để đảo ngược chiến thắng của ông Joe Biden. Được biết, tại Pennsylvania, ông Trump đã thua ông Biden khoảng 80.000 phiếu. 

Trong trường hợp phía ông Trump không đảm bảo được điều kiện trên, các cơ quan lập pháp tiểu bang có thể sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng.

Trước đó, đại diện bang Texas cùng 18 bang khác đã đồng loạt đệ trình đơn khiếu nại lên Toà án Tối cao yêu cầu ngừng xác nhận kết quả kiểm phiếu tại 4 bang chiến địa Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin. Tuy nhiên, nỗ lực này đã bị toà án bác bỏ ngay sau đó. 

Kể từ ngày 7/11, khi các hãng truyền thông dự đoán ông Joe Biden là tổng thống đắc cử tới nay, đội ngũ Tổng thống Mỹ Donald Trump và các đồng minh đã đệ trình hàng loạt đơn kiện lên toà án với cáo buộc gian lận bầu cử và yêu cầu ngừng việc xác nhận chiến thắng của đại diện đảng Dân chủ. Tuy nhiên, những đơn kiện của phía ông Trump đã bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng cụ thể. 

Ngày 14/12, cuộc họp Đại cử tri đoàn đã chính thức bỏ phiếu bầu ông Joe Biden làm tổng thống Mỹ năm 2020. Trong đó, ông Biden giành 306 phiếu đại cử tri. Chiến thắng của ông sẽ được xác nhận trong cuộc họp Quốc hội mới vào ngày 1/6 tới và được công bố bởi Chủ tịch Thượng viện - phó Tổng tống Mike Pence. Tuy nhiên, một số nghị sĩ đảng Cộng hoà vẫn "ôm hy vọng" thách thức kết quả bầu cử trong buổi họp này.

Trong đó, Hạ nghị sĩ Mo Brooks tuyên bố ông sẽ phản đối việc xác nhận chiến thắng của ông Joe Biden. Theo Hiến pháp Mỹ, nếu ít nhất 1 Hạ nghị sĩ và 1 Thượng nghị sĩ có ý kiến về kết quả bầu cử tổng thống, Hạ viện và Thượng viện sẽ phải họp riêng và bỏ phiếu biểu quyết về vấn đề này. Kết quả bầu cử chỉ có thể bị thách thức trong trường hợp cả Hạ viện và Thượng viện nhất trí phản đối. Điều này được cho là khó xảy ra bởi đảng Dân chủ hiện đang chiếm ưu thế tại Hạ viện.

Minh Hạnh (Theo Fox News)

Tin nổi bật