Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Biển Đông: Philippines "tố" TQ bành trướng Trường Sa

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Philippines đã gửi một công hàm ngoại giao mới phản đối việc Trung Quốc cải tạo bãi đá ngầm Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

(ĐSPL) - Philippines đã gửi một công hàm ngoại giao mới phản đối việc Trung Quốc cải tạo bãi đá ngầm Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Thông tin trên báo Dân Trí cho biết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jone khẳng định rằng “Hoạt động cải tạo đang được thực hiện” và nói thêm, Manila đã gửi công hàm phản đối từ tuần trước nhưng phía Trung Quốc chưa có phản ứng gì.
Ông Jose cho hay, ngoài bãi đá Ken Nan, Trung Quốc cũng đang tiến hành cải tạo các bãi đá khác, bao gồm Gạc Ma, Châu Viên, Tư Nghĩa, Ga Ven, Én Đất đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo điện tử VnExpress đưa tin, việc Bắc Kinh mở rộng sự hiện diện ở những bái đá trên khiến Manila cảm thấy quan ngại và Philippines khẳng định sẽ gửi công hàm phản đối tương tự ngay khi xác thực những hoạt động này của Trung Quốc.

Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp tại bãi Gạc Ma

Theo báo Phụ nữ Online, ngày 16/6, Philippines nói rằng “chương trình mở rộng” của Trung Quốc ở Biển Đông đã đe dọa an ninh và ổn định trong khu vực, và kêu gọi tất cả các quốc gia có yêu sách lãnh thổ ngưng ngay các hoạt động xây dựng để tránh gây thêm căng thẳng.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói với kênh truyền hình ANC hôm 16/6 rằng: "Hãy kêu gọi một lệnh cấm các hoạt động gây leo thang căng thẳng. Bây giờ, chúng ta hãy làm điều này khi mà chúng ta đang cùng nhau làm việc để nhanh chóng ký kết Bộ quy tắc ứng xử (COC) và thực thi nó một cách hiệu quả”.
Trong một diễn biến khác, ngày 14/6, Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng một trường học trên đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp để phục vụ con cái của quân nhân và cư dân trên đảo, hai năm sau khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” quản lý vùng biển rộng hàng trăm ngàn cây số vuông giàu dầu khí mà các quốc gia Đông Nam Á cũng tuyên bố chủ quyền.
Ngày 15/6, Philippines phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng tại các rạn san hô trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông. Hồi tháng Tư, các quan chức Philippines đã lên tiếng phản đối, sau khi phát hiện tàu Trung Quốc hút cát đá dưới biển bồi đắp đá Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef), cũng trong quần đảo Trường Sa.

Hiện tại, đảo Phú Lâm có một sân bay, khách sạn, thư viện, năm tuyến đường chính, hệ thống điện thoại di động và một đài truyền hình vệ tinh.

Tin tức từ báo Tuổi trẻ cho biết, tại hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) diễn ra tại New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục lên tiếng phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; kêu gọi các quốc gia thành viên UNCLOS phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông.
TTXVN dẫn lời Đại sứ Lê Hoài Trung - trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho hay, Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hay các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS.
Nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, Philippines, Malaysia..., cũng bày tỏ quan ngại trước những diễn biến phức tạp tại Biển Đông, kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS.

Tin nổi bật