Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình Biển Đông: Học giả Argentine “tố” TQ vi phạm Luật Biển

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Theo một học giả Argentine, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

(ĐSPL) – Theo một học giả Argentine, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Theo TTXVN, ông Ezequiel Ramoneda đến từ Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học quốc gia La Plata (Argentine) đã phê phán việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

Ông Ramoneda nhận định, đây là một hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

Ông Ezequiel Ramoneda: "Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS"

Liên quan đến tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, chuyên gia pháp lý của Hải quân Mỹ Ryan Santicola đã “mổ xẻ” hành động “nói một đằng, làm một nẻo” của nước này và nói rằng, Trung Quốc áp dụng một chính sách mâu thuẫn, không theo nguyên tắc nào.

Trung Quốc thường nhắc đến nguyên tắc “đàm phán song phương với những nước có liên quan trực tiếp” để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Tuy nhiên, trong thực tế, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể là bất cứ điều gì, nhưng không phải là nhất quán. Chính sách này bao gồm đủ mọi khía cạnh của chủ nghĩa đa phương, song phương – đặc biệt là chủ nghĩa đơn phương.

Xét về khía cạnh đa phương, Trung Quốc đã tham gia cả những hiệp ước có tính ràng buộc và không ràng buộc nhưng lại không hề có ý định tuân thủ.

Năm 1996, Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nhưng vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền hàng hải hoàn toàn trái với các qui định trong UNCLOS.

Trong lĩnh vực không ràng buộc, Trung Quốc là một bên tham gia Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông. Tuy nhiên, thông qua việc tiếp tục quấy rối tàu thuyền nước ngoài ở vùng biển quốc tế, hành động leo thang tại bãi cạn Scarborough vào năm 2012 và biến bãi đá ngầm Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa thành đảo nổi năm 2014, Trung Quốc đã trắng trợn dẫm đạp lên các cam kết chính trị về việc tránh các hành vi làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp.

Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Việt Nam ở Biển Đông

Xét về khía cạnh song phương, đầu tháng 5, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này đã được thực hiện, bất chấp thỏa thuận song phương năm 2011 giữa Việt Nam và Trung Quốc về "các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan đến biển”, trong đó hai nước đã nhất trí giải quyết tranh chấp "thông qua đàm phán và tham vấn thân thiện”. Các tuyên bố về song phương hay đa phương của Trung Quốc đều phải đầu hàng trước hành động... đơn phương của họ.

Hành động ngang ngược của Trung Quốc đã vấp phải làn sóng phản đối vô cùng mạnh mẽ. Một bản kiến nghị trên trang web Nhà Trắng đề nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã thu hút gần 70 nghìn chữ ký. Nội dung của bản kiến nghị này cho biết, thay vì lên án, các biện pháp trừng phạt mới là cách duy nhất có thể tác động tới những hành vi phi lý của Trung Quốc.

Được biết, bản kiến nghị cần ít nhất 100 nghìn chữ ký trước ngày 12/6 để buộc Nhà Trắng phản hồi. Tính đến tối ngày 26/5, văn bản đã nhận được hơn 67 nghìn chữ ký.

Ngoài ra, với tinh thần yêu nước và luôn hướng về biển, đảo quê hương, người Việt khắp năm châu vẫn tiếp tục xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Tin nổi bật