Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 31/10: Nga tiết lộ chi tiết mới về cuộc tấn công bằng UAV ở Crimea

(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 31/10/2022. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 31/10/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Nga tiết lộ chi tiết mới về cuộc tấn công bằng UAV ở Crimea

Máy bay không người lái (UAV) nhắm mục tiêu vào căn cứ của Nga ở Sevastopol đã được phóng từ một tàu di chuyển qua hành lang ngũ cốc, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Những kẻ đứng sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào căn cứ hải quân Nga ở thành phố cảng Sevastopol trên bán đảo Crimea đã sử dụng hành lang ngũ cốc ở Biển Đen do Liên Hợp Quốc làm trung gian, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố sau khi nghiên cứu mảnh vỡ của các UAV thu được.

Tuyên bố cho biết thêm, các chuyên gia Nga đã truy xuất mô-đun điều hướng của UAV bị tàu chiến và lực lượng hàng không hải quân Nga phá hủy. Thiết bị này do Canada sản xuất, lưu trữ dữ liệu về đường đi của UAV tới mục tiêu.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP 

Quân đội Nga cho biết, hầu hết các UAV được phóng từ bờ Biển Đen của Ukraine, không xa thành phố cảng Odessa. Các UAV sau đó đã di chuyển trong khu vực an ninh của hành lang ngũ cốc trước khi đổi hướng và hướng tới căn cứ hải quân Nga ở Sevastopol.

Dữ liệu điều hướng từ ít nhất một UAV mà Nga thu được cho thấy nó được phóng từ một vị trí trên biển, trong khu vực an ninh của hành lang ngũ cốc. Theo các chuyên gia Nga, nó có thể được phóng từ một tàu dân sự do Ukraine hoặc “những người ủng hộ phương Tây” thuê để vận chuyển nông sản Ukraine.

Trong cuộc tấn công hôm 29/10, các UAV nhắm mục tiêu vào các tàu thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đã cập cảng Sevastopol. Cuộc tấn công đã bị đẩy lùi và chỉ có 1 con tàu bị hư hỏng nhẹ.

Theo Moscow, các tàu bị UAV của Ukraine nhắm mục tiêu đều từng tham gia vào việc cung cấp an ninh cho “hành lang ngũ cốc”, vốn được thiết lập để cho phép xuất khẩu lương thực của Ukraine qua Biển Đen.

Vụ tấn công đã khiến Nga đình chỉ vô thời hạn việc tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc. Nga đã đổ lỗi cho Ukraine về cuộc tấn công mà họ tuyên bố là “được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia Anh”.

Trong khi đó, Ukraine phủ nhận trách nhiệm trong vụ tấn công. Ông Andrey Yermak, người đứng đầu văn phòng Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, cáo buộc Nga “thực hiện các hành động khủng bố vào chính các cơ sở của mình”.

Trong khi đó, báo New York Times của Mỹ ngày 30/10 dẫn lời một quan chức Ukraine giấu tên cho hay, các lực lượng Ukraine đã phát động cuộc tấn công hôm 29/10. Cuộc tấn công vào Sevastopol “dường như là ví dụ gần đây nhất về việc Ukraine tấn công các địa điểm nhạy cảm của Nga từ xa, điều này cho thấy các UAV tự chế và vũ khí mạnh mẽ do các nước Tây cung cấp đã mang lại cho Ukraine khả năng mà chỉ Nga mới có trong cuộc xung đột”.

Nga thêm 11 vùng lãnh thổ của Anh vào danh sách 'không thân thiện'

Nga hôm nay thông báo bổ sung 11 vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh vào danh sách "không thân thiện"khi ủng hộ lệnh trừng phạt với nước này.

"Thêm 11 lãnh thổ hải ngoại của Anh đã được thêm vào danh sách những lãnh thổ ủng hộ các lệnh trừng phạt mà Anh áp đặt lên Nga. Đó là: Bermuda, Vùng lãnh thổ Nam cực thuộc Anh, Vùng lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Quần đảo Cayman, Quần đảo Falkland, Montserrat, Quần đảo Pitcairn, Quần đảo St. Helena, Ascension và Tristan da Cunha, Quần đảo South Georgia và South Sandwich, Akrotiri và Dhekelia, Quần đảo Turks và Caicos", thông báo đăng trên trang web của chính phủ Nga cho biết.

Danh sách này trước đây chỉ gồm ba vùng lãnh thổ là đảo Anguilla, quần đảo British Virgin và Gibraltar. "Vì vậy, tất cả 14 vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh hiện đều nằm trong danh sách không thân thiện", thông báo có đoạn.

Nga thiết lập danh sách quốc gia và vùng lãnh thổ "không thân thiện" vào tháng 5/2021. Sau khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga hồi tháng 5 mở rộng danh sách này, nhắm vào các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt với Moskva.

Danh sách hiện gồm tổng cộng 47 quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Thụy Sĩ, Anh, Australia, các nước Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản. Nga yêu cầu những nước này thanh toán khí đốt bằng đồng ruble, dừng chương trình đơn giản hóa thủ tục visa và áp đặt một số hạn chế thương mại.

Minh Hạnh (T/h) 

 

 

Tin nổi bật