Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức Ukraine mới nhất ngày 22/4: Tổng thống Zelensky tiết lộ thiệt hại tài chính của Ukraine

(DS&PL) -

Tin tức về tình hình Ukraine mới nhất ngày 22/4/2022. Cập nhật tin tức tình hình Ukraine mới nhất ngày 22/4/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tổng thống Zelensky tiết lộ thiệt hại tài chính của Ukraine

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 21/4 (giờ địa phương) nói với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rằng, Kyiv đã phải chịu thiệt hại tài chính hơn 500 tỷ USD và cần hàng tỷ USD viện trợ mỗi tháng để tồn tại. Ngoài ra, chính quyền Kyiv ước tính GDP của đất nước này đã giảm từ 30-50% kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu. 

Ông Zelensky chia sẻ: "Theo ước tính sơ bộ, Ukraine đã thiệt hại 550 tỷ USD". Ông nói thêm, Ukraine cần ít nhất 7 tỷ USD mỗi tháng để tái thiết nền kinh tế.

Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ảnh: CNN 

Đây cũng là con số mà ông Zelensky đã trích dẫn với Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vào tuần trước, mặc dù vào thời điểm đó, ông tuyên bố rằng số tiền đó là để cho phép chính phủ của ông trả lương và lương hưu.

Tổng thống Ukraine cho biết:  "Với sự hỗ trợ của các bạn, chúng tôi sẽ nhanh chóng xây dựng lại đất nước của mình, đồng nghĩa với các cơ hội kinh doanh mới từ các quốc gia khác nhau". 

Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal, người đang thăm Washington (Mỹ), ước tính GDP của Ukraine có thể giảm 30-50% do xung đột. Ông cũng trích dẫn các phân tích sơ bộ về "thiệt hại trực tiếp và gián tiếp" và ước tính thiệt hại ở mức 500 triệu USD và nói rằng việc tái thiết sẽ tiêu tốn ít nhất 600 tỷ USD.

Ukraine nói quá trình sơ tán diễn ra "rất chậm" tại Mariupol

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết việc sơ tán người dân đang diễn ra "rất chậm" tại thành phố Mariupol. Bà cho biết trong một bài đăng trên Telegram: "Không có gì mới về Mariupol. Mọi thứ diễn ra rất chậm. Về phía Nga, mọi thứ rất phức tạp, hỗn loạn, chậm chạp và tất nhiên là không trung thực". 

Vẫn còn nhiều người chưa được sơ tán khỏi Mariupol. Ảnh: CNN 

Bà Vereshchuk lưu ý rằng, ngày 20/4 là lần đầu tiên người dân được đi trực tiếp từ Mariupol đến Zaporizhia và điều đó mang lại cho bà nhiều "hy vọng". 

Bà cũng gửi lời xin lỗi những người chưa được sơ tán trong ngày 21/4. Bà viết: "Các cuộc pháo kích đã nổ ra gần điểm thu mua, khiến hành lang buộc phải đóng cửa. Các công dân thân mến của Mariupol, miễn là chúng tôi còn cơ hội, chúng tôi sẽ không từ bỏ nỗ lực đưa các bạn ra khỏi đó!".

Chủ nhà máy thép Mariupol nói rằng tình hình ở đó "gần như một thảm họa"

Ông Yuriy Ryzhenkov, Giám đốc điều hành của Metinvest Holding, công ty sở hữu nhà máy thép Azostal, nói với CNN hôm rằng tình hình tại đây "gần như một thảm họa".

Ông chia sẻ: "Khi xung đột diễn ra, chúng tôi đã dự trữ khá nhiều lương thực và nước uống trong các hầm tránh bom và các trang thiết bị tại nhà máy để trong một khoảng thời gian nào đó, thường dân có thể sử dụng và về cơ bản sống sót tại đó. Thật không may, tất cả mọi thứ đang có xu hướng cạn kiệt, đặc biệt là thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu hàng ngày. Tôi nghĩ bây giờ tình hình đã gần trở thành một thảm họa ở đó".

Ông Ryzhenkov cho biết nguồn dự trữ có thể đủ trong vòng từ 2-3 tuần nhưng họ đã bị bao vây trong gần 8 tuần. Tuy nhiên, những người vẫn ở đó "không bỏ cuộc."

Ông nói thêm rằng họ đã thiết lập một đường dây nóng cho bất kỳ nhân viên nào của nhà máy thép Azovstal ở Mariupol liên lạc và cho đến nay đã có khoảng 4.500 người liên hệ, còn lại khoảng 6.000 người chưa được thống kê.

Ông chia sẻ: "Hy vọng rằng họ vẫn còn sống, hy vọng họ không sao và hy vọng họ sẽ qua khỏi và chúng tôi sẽ có thể cung cấp cho họ mọi sự thoải mái cần thiết". 

Theo ông Ryzhenkov, công ty khẳng định sẽ không hoạt động dưới sự kiểm soát  của Nga. Ông nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp của chúng tôi sẽ không hoạt động dưới sự kiểm soát của Nga. Chúng tôi sẽ không thực hiện công việc này, chúng tôi sẽ không cung cấp công việc này. Tất nhiên Nga có thể cố gắng khởi động lại các nhà máy, nhưng hãy xem liệu họ có thể quản lý được điều đó hay không".

Minh Hạnh (Theo CNN, RT)

Tin nổi bật