Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Mỹ sẽ ưu tiên chuyển giao tên lửa Patriot và NASAMS cho Ukraine, hợp đồng với các đối tác khác sẽ bị tạm hoãn cho đến khi lực lượng phòng không của Kiev được củng cố. Người phát ngôn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói với các phóng viên rằng Kiev hiện đang “rất cần bổ sung năng lực phòng không” khi Nga tiếp tục nhắm vào cơ sở hạ tầng lưới điện của Ukraine.
Hiện tại, Kiev có ít nhất 4 hệ thống Patriot do Mỹ và Đức cung cấp. Cuối tháng trước, Hà Lan đã đưa ra sáng kiến chung nhằm cung cấp thêm một tổ hợp phòng không cho Ukraine, đồng thời kêu gọi một số quốc gia khác viện trợ các linh kiện thay thế. Trong khi Tây Ban Nha, Hy Lạp, Romania và Ba Lan có sẵn Patriot nhưng cho đến nay họ vẫn từ chối chuyển giao vũ khí này cho Kiev.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ. Ảnh: US Army
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó từng yêu cầu các nước phương Tây cung cấp thêm ít nhất 7 đơn vị Patriot trong bối cảnh Nga tăng cường không kích các thành phố của Ukraine trong những tháng gần đây. Tờ Financial Times đưa tin, nhu cầu về tên lửa phòng không của Ukraine sẽ được Mỹ và các đồng minh ưu tiên cho đến khi nước này “có đủ khả năng tự vệ trước các cuộc tấn công trên không của Nga”.
Tờ báo này còn cho biết, Ba Lan, Romania và Đức đều có hợp đồng cung cấp tên lửa Patriot với các nhà sản xuất Mỹ, con số ước tính của các thỏa thuận này lên đến 1.000 tên lửa. Còn tờ báo Blick của Thụy Sĩ đưa tin rằng Mỹ đã trì hoãn việc giao tên lửa Patriot theo kế hoạch cho nước này, với lý do xung đột Ukraine là 'bất khả kháng', điều này cho phép thay đổi hợp đồng. Quân đội Thụy Sĩ sau đó cũng xác nhận thông tin này.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Zelensky bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Italy tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết các quốc gia đang mong đợi hệ thống phòng không của Mỹ sẽ phải chờ đợi. Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng “mọi thứ chúng tôi có sẽ được chuyển đến Ukraine cho đến khi nhu cầu của họ được đáp ứng”.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh tin tức PBS, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiết lộ kế hoạch về tiêm kích F-16 sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ký thỏa thuận an ninh song phương 10 năm vào tuần trước. Ông tuyên bố, các máy bay chiến đấu F-16 do Washington chuyển cho Kiev sẽ chỉ được triển khai trên lãnh thổ Ukraine.
Tiêm kích F-16 do Mỹ cung cấp sẽ chỉ được triển khai ở Ukraine. Ảnh: Getty Images
Sau khi ký thỏa thuận an ninh song phương 10 năm với Mỹ, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết, Washington đã cam kết cung cấp cho Kiev không chỉ vũ khí, bao gồm cả hệ thống phòng không Patriot, mà còn cả “phi đội” máy bay chiến đấu trong đó có cả F-16 và các máy bay khác.
Mỹ, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan đã cam kết cung cấp cho Ukraine tiêm kích F-16 vào cuối năm nay. Kiev nhiều lần nói rằng máy bay chiến đấu do phương Tây cung cấp có thể triển khai bên ngoài Ukraine, trên lãnh thổ của các nước NATO láng giềng vì ở đó nơi chúng sẽ “an toàn”.
Tuy nhiên, ông Sullivan cho biết “kế hoạch là đưa F-16 đến Ukraine” và thỏa thuận an ninh song phương được lãnh đạo Mỹ và Ukraine ký kết đã “củng cố quan điểm này”.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng bất kỳ vũ khí nào của phương Tây được chuyển đến Ukraine sẽ trở thành mục tiêu cho các cuộc tấn công của lực lượng Nga. Điều đó sẽ không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của cuộc xung đột mà chỉ dẫn đến đổ máu nhiều hơn.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Nga, Andrey Kartapolov, cũng cảnh báo nếu bất kỳ chiếc F-16 nào của Kiev triển khai bên ngoài Ukraine và được sử dụng trong các chiến dịch