Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức thời sự mới nóng nhất hôm nay 13/6/2019: Người phụ nữ bị 'nát cổ' vì chữa bệnh bằng hương

(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 13/6/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 13/6/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 13/6/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 13/6/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người phụ nữ bị "nát cổ" vì chữa bướu bằng châm hương và băng keo

Bệnh nhân L. đang được khám và điều trị tại BV Nội tiết TƯ. Ảnh: Tiền Phong

Theo nguồn tin trên báo Tiền Phong, bệnh nhân Đỗ Thị L., SN 1988 (Thọ Xuân, Thanh Hóa) phát hiện cổ mình to lên bất thường, mắt có dấu hiệu lồi to, chân tay run. Chị L. đã xuống bệnh viện Nội tiết Trung ương để khám và được chẩn đoán bị Basedow, dùng đơn theo đơn thuốc của bệnh viện.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 ngày, chị L. đã nghe theo nhiều người mách về 1 ông lang sống tại Hải Phòng có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà không hề phải đụng đến dao kéo nên đã tự ý bỏ thuốc và tìm đến nhà thầy lang.

Anh V. chồng của chị L. cho biết, khi đến nhà thầy lang, chị L. được ông ấy khám và điều trị bằng cách châm 3 nén nhang, 2 nén cắm lên bàn thờ còn 1 nén thì hơ xung quanh vùng cổ chị L..

Sau đó, vị thầy lang này chọc và bôi thứ thuốc nhầy nhầy giống như nhựa cây mà ông ấy gọi là vô cùng hiệu nghiệm vào vùng cổ. Sau đó đắp tiếp thuốc lá lên rồi băng lại dặn không được động vào, lần sau tới ông ấy sẽ đích thân thay băng và tiếp tục bôi thuốc.

"Ban đầu tôi chỉ thấy cổ rát rát, tuy nhiên đến lần thứ 2 sau khi đắp thuốc về, tôi thấy cổ mình bắt đầu sưng nề to, đau nhức kinh khủng. Khi chồng tôi tháo băng ra thì phát hiện vùng cổ đã loét lớn, sâu, mưng mủ… quá hoảng sợ chồng tôi đã gọi điện cho thầy lang đó để hỏi, ban đầu ông ấy có trả lời đó là biểu hiện hết sức bình thường của giai đoạn đầu mới điều trị nên không phải lo lắng gì cả. 

Trước câu trả lời thiếu trách nhiệm và vô lý đó, chồng tôi đã rất bức xúc và có nói qua lại với ông ấy thì ông lại bảo là do vợ chồng tôi vệ sinh không tốt nên mới vậy. Thực sự tôi có dám động vào chỗ đó đâu vì lần nào ông ấy cũng dặn không được động vào để ông ấy tự thay băng và bôi thuốc", chị L. chia sẻ trên báo Tiền Phong.

Thấy tình trạng bệnh tiến triển nặng, vợ chồng chị L. đã tới một bệnh viện tư gần nơi ở để được làm sạch vết loét và điều trị nhiễm trùng, sau đó lên bệnh viện Nội tiết Trung ương để kiểm tra.

Báo An ninh thủ đô thông tin, bác sĩ Nguyễn Giang Nam, Phó Trưởng khoa Điều trị ban ngày - bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, chị L. vào viện trong tình trạng tổn thương nghiêm trọng vùng cổ, vết loét sâu, dài, mưng mủ, kích thước khối bướu cổ khá lớn. Trên cổ xuất hiện vết sẹo lồi chằng chịt sau quá trình đắp thuốc không rõ nguồn gốc.

Để khắc phục, chị L. sẽ được theo dõi và điều trị dứt điểm các vết tổn thương cũ, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật lấy khối u ra được.

Chuyên gia y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những trường hợp bị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp tuyệt đối không được tự điều trị tại nhà hay nghe người khác mách bảo dùng các loại thuốc không rõ nguồn gốc.

Tỉnh ủy Sóc Trăng phủ nhận việc được "đại gia" xăng dầu Trịnh Sướng tài trợ đi nước ngoài

Ngày 12/6, trao đổi với Tiền Phong, ông Triệu Công Tính – Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Sóc Trăng phủ nhận việc Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Lê Văn Hiểu nói rằng lãnh đạo tỉnh đi nước ngoài là do "đại gia" xăng dầu Trịnh Sướng tài trợ.

Ông Triệu Công Tính- Chánh văn phòng Tỉnh uỷ Sóc Trăng. Ảnh: Tiền Phong

Cụ thể, người được cho là dẫn đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh đi Nhật Bản thăm quan thông qua tiền hỗ trợ của đại gia xăng dầu Trịnh Sướng là ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ Sóc Trăng. Theo thông tin từ ông Tính, việc ông Sum đi nước ngoài là kinh phí tự túc, có phiếu thu của công ty lữ hành về số tiền của ông Sum đóng là 37,9 triệu đồng tiền tour Nhật Bản từ ngày 30/3 – 3/4.

Ông Sum được đi du lịch theo dạng một chuyến nghỉ phép và thủ tục quy trình đúng theo quy định. Cùng đoàn còn có ông Trương Hoài Phong – Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng. Ông Phong chia sẻ trên báo Tiền Phong, trước đó ông có quen biết với ông Sướng do ông này cũng từng hỗ trợ cho ngành y tế tỉnh 4 chiếc xe cứu thương. “Tuy nhiên, việc đi nước ngoài do tiền tôi tự bỏ ra và cũng xin phép lãnh đạo đúng quy trình”.

Cũng theo nguồn tin trên Tiền Phong, hình ảnh lãnh đạo chụp ảnh chung với "đại gia" xăng dầu Trịnh Sướng tại Nhật Bản, là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Ông Tính cho biết, do gặp nhau nên đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh đã chụp ảnh lưu niệm chung với ông Sướng chứ không phải ông Sum dẫn đoàn trong chuyến đi này.

Trước đó, vào chiều 11/6, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp báo công bố thông tin ban đầu vụ án "Sản xuất, buôn bán hàng giả" liên quan đến "đại gia" Trịnh Sướng.

Tại buổi họp báo, nhiều nội dung liên quan đến đại gia Trịnh Sướng mà dư luận quan tâm được đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, trong đó có việc ông Sướng cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đi thăm quan ở Nhật Bản. Đồng chí Phó Bí thư thường trực làm trưởng đoàn.

Trả lời về việc này, ông Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, ngoài kinh doanh xăng dầu và bất động sản thì ông Sướng còn tham gia công tác an sinh xã hội. 

"Khi doanh nghiệp mời chúng tôi không biết doanh nghiệp này sai phạm nên tỉnh có đồng ý cử đoàn đi, chứ nếu biết sẽ không đi", VTC News dẫn lời ông Lê Văn Hiếu.

Báo Lao Động thông tin thêm, cũng trong buổi họp báo, lãnh đạo Sóc Trăng nhận khuyết điểm với nhân dân, với Chính phủ vì để xảy ra buôn lậu, làm giả xăng dầu với quy mô lớn, kéo dài nhiều năm mà không phát hiện. Đây là bài học của địa phương.

Theo vị Phó Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh sẽ có trách nhiệm, chỉ đạo xử lý nghiêm đối với các tổ chức cá nhân có vi phạm.

Hà Nội: Hơn 20.000 đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ

Thông tin từ Kinh tế & Đô thị, cơ quan chức năng thành phố (TP) Hà Nội cho biết, chiều 11/6, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với Phòng cảnh sát kinh tế (Công an TP. Hà Nội) đã phát hiện và tạm giữ nhiều sản phẩm hàng hóa là đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc. 

Cụ thể, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe ô tô mang BKS: 77C - 141.13 do tài xế Huỳnh Ngọc Son (trú tại xã Hoài Tân, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) điều khiển, đang trên đường vận chuyển hàng hóa, có dấu hiệu nghi vấn. Ngay lập tức lực lượng chức năng đã yêu cầu lái xe dừng lại để kiểm tra. 

Kết quả kiểm tra cho thấy, trên xe có hơn 20.000 sản phẩm hàng hóa là đồ chơi trẻ em các loại gồm: Đồ chơi máy xúc, xe ô tô, đồ chơi hình súng… Tất cả số hàng hoá trên đều không gắn dấu hợp quy và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, an toàn cho trẻ em, có tính chất bạo lực. Chưa kể, lô hàng không rõ chất lượng, không cùng lô và không cùng chủng loại, kích cỡ.

Ngoài ra, trên xe còn có hơn 1.000 sản phẩm hàng hóa là đồ gia dụng các loại gồm: Xoong, chảo, bộ kìm tô vít, máy ép hoa quả… toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo. 

Infonet đưa tin, toàn bộ hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ kèm theo đã được đoàn kiểm tra tạm giữ. 

Hiện Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đang phối hợp với cơ đơn vị liên quan để tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý vụ việc.

Nắng hạn kéo dài gây thiếu nước, bà con Quảng Nam phải vượt rừng cả cây số gùi từng can nước 

Người dân phải vượt rừng hàng cây số để lấy nước sinh hoạt. Ảnh minh hoạt

Theo thông tin trên Công an nhân dân, nhiều hộ dân ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) đang rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt, nguyên nhân là do nắng hạn kéo dài.

Mặc dù nằm ở đầu nguồn thủy điện Sông Tranh 2, nhưng từ tháng 3/2019 đến nay, người dân phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Công an nhân dân đưa tin, tại thôn 4, xã Trà Bui, trong những ngày đầu tháng 6 nắng nóng này, hơn 20 hộ dân ở đây phải dùng chung một ống nước tự chảy ở đầu làng, do các khe suối đã cạn khô. Nước chảy về qua đường ống rất yếu, các hộ gia đình phải cử người thay nhau suốt đêm canh lấy nước. 

Mặc dù biết nguồn nước này không được sạch, vì dẫn về từ khe suối có nhiều người chăn thả trâu bò nhưng người dân vẫn phải sử dụng vì việc tìm kiếm nguồn nước sạch sinh hoạt rất khó khăn. 

Bà Nguyễn Thị Sót chia sẻ trên Công an nhân dân: “Các năm trước đều có hạn, thiếu nước sinh hoạt nhưng không đến sớm như năm nay. Nếu như thời gian tới trời không mưa thì chắc sẽ không có nước uống”.

Liên quan đến tình trạng nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều thôn thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng, ông Nguyễn Dương Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Bui cho biết: “Trước đây người dân dùng ống nhựa dẫn nước về dùng trong sinh hoạt hằng ngày, nhưng đến nay hệ thống ống nước đã xuống cấp nên nguồn nước dẫn về bị thiếu hụt thêm. Hiện nay 50% mực nước ở các sông, suối trên địa bàn đã cạn kiệt. Trên địa bàn xã cũng có 8 công trình chứa nước sạch tự chảy nhưng đã có 6 công trình đã hư hỏng không thể phục vụ cho bà con. Thiếu nước sinh hoạt đang gây khó khăn cho người dân địa phương”.

Nhiều hộ dân ở thôn Dung, thôn Pà Dấu 1, 2 (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) cũng rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt và trông chờ nguồn nước dẫn về từ Khe Dung. Để có nước đưa về sử dụng, người dân kéo nhau lội rừng vào tận khu vực đầu nguồn khe suối, dùng đá ngăn dòng, bắt đường ống nhựa đưa nước về thôn Pà Dấu. 

Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, bà con phải dậy sớm để đi hứng nước đựng vào can nhựa (loại 20-30 lít), gùi từng can nước về dùng. Nguồn nước suối, ao hồ dần cạn kiệt, dân làng phải chịu cảnh vất vả, trèo núi, lội rừng hơn 3 cây số mới tới nguồn nước Khe Dung gùi từng can về nhà dùng. 

“Ngày nào tôi cũng phải dậy từ sáng sớm lội lên thôn Pà Dấu 1 và mất buổi sáng mới đi được 3 chuyến gùi nước về cho gia đình sử dụng. Mỗi lần gùi khoảng 30 lít. Vất vả lắm nhưng mà còn phải nấu ăn, giặt giũ nên đành phải chịu khổ vậy”, chị Bưởi chia sẻ. Không chỉ lấy nước về sinh hoạt, để đỡ vất vả, nhiều người còn tranh thủ mang áo quần lên đường ống nước dẫn về thôn Pà Dấu giặt, tắm rửa. “Cố gắng tận dụng được chừng nào hay chừng ấy thôi chứ mang về nhà không đủ nước dùng mang đi lại khó khăn lắm”, chị Arất Thị Bôi, ở thôn Pà Dấu 2, tâm sự trên báo Công an nhân dân.

Được biết, các công trình nước sạch tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam được đầu tư từ nguồn vốn chương trình 134, 135 trước đây thì nay đã xuống cấp, hư hỏng.

Năm 2019 được dự kiến là năm nắng nóng nhất trong lịch sử. Ngày 11/6 vừa qua, tại khu vực Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra nắng nóng cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay ở Việt Nam với nhiệt độ lên tới 43,4 độ C. 

Thông tin trên báo Tuổi Trẻ, trong tháng 4/2019, ở các tỉnh miền Trung xảy ra nắng nóng gay gắt trên diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-40 độ C, trong đó tại Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình nhiệt độ cũng lên tới 43 độ C.

Trong năm 2019, mực nước trên các đại dương của thế giới tiếp tục tăng (tăng 8,5cm so với đầu những năm 1990).

Nồng độ methane trong khí quyển tăng với tốc độ nhanh, đạt mức kỷ lục trong những tháng gần đây (xu hướng này vẫn đang được tranh luận bởi các nhà khoa học).

Băng ở Bắc cực hiện đang ở mức thấp kỷ lục vào tháng 1 và hiện đang ở mức thấp trong lịch sử.

Nắng nóng cực điểm, diễn ra trong một thời gian dài khiến tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại nhiều khu vực diễn ra trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Sau xăng giả, triệt phá đường dây dầu nhớt giả quy mô lớn ở TP.Hồ Chí Minh

Liên quan đến đường dây sản xuất dầu nhớt giả quy mô lớn tại TP. HCM vừa bị phát hiện, thông tin trên báo Thời Đại, ngày 11/6, Công an TP.HCM đã bắt giữ Nguyễn Thái Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc tế Tuấn Phát, trụ sở quận Bình Tân, TP.HCM), Nguyễn Mậu Hiếu (SN 1988, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM), Nguyễn Ngọc Tới (ngụ quận Bình Tân) để phục vụ công tác điều tra.

Theo đó, ngày 6/6, khi đang vận chuyển 30 thùng nhớt giả (loại 24 bình/thùng, trị giá tương đương hàng thật là 60 triệu đồng), chuẩn bị giao cho nhà xe ở đường An Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân để chuyển về Sóc Trăng tiêu thụ, đối tượng Nguyễn Mậu Hiếu bị lực lượng chức năng bắt quả tang.

Tại cơ quan điều tra, Hiếu khai cùng một số đối tượng tham gia đường dây làm dầu nhớt giả một số nhãn hiệu nổi tiếng do Ngọc tổ chức từ đầu năm 2019.

Cụ thể, theo thông tin trên báo Chính Phủ, Ngọc chỉ đạo Hiếu thu mua các vỏ bình dầu nhớt loại 1 lít và 800 ml tại một số điểm sửa chữa xe máy.

Sau khi gom vỏ bình, Hiếu cho người vệ sinh rồi rót dầu nhớt giả từ can 30 lít vào các vỏ bình nhỏ, dập nắp mới vào bình, đóng thùng carton, rồi dán băng keo để giao cho khách. Hiếu được Ngọc trả công 8 triệu đồng/tháng. Toàn bộ dầu nhớt nguyên liệu, nắp, băng keo, thùng giấy... đều do Ngọc cung cấp. Hiếu được Ngọc trả công 8 triệu đồng/tháng.

Từ lời khai của Hiếu, cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp gần 10 địa điểm là kho hàng, điểm tiêu thụ nhớt giả của đường dây sản xuất, mua bán nhớt giả này tại quận 10, quận Tân Bình, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn... phát hiện, thu giữ thêm 148 thùng nhớt loại 18 lít/thùng và 30 lít/thùng, 816 chai nhớt loại 1 lít và 800ml, cùng lượng lớn vỏ bình, can nhựa, tem nhãn, máy móc dùng để sản xuất nhớt giả. Nguyễn Ngọc Tới khai được thuê sản xuất nhớt giả với tiền công khoảng 6 triệu đồng/tháng.

Dầu nhớt giả được các đối tượng đóng màng nhôm và dán tem chống hàng giả như nhớt thật.

Hiện, cơ quan công an đang tiến hành xác minh làm rõ và điều tra mở rộng vụ sản xuất nhớt giả tại TP.HCM.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật