Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức mới nhất siêu bão số 3- siêu bão Yagi: Hôm nay siêu bão đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức mới nhất siêu bão số 3- siêu bão Yagi, dự báo hôm nay siêu bão sẽ đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ. Hiện siêu bão di chuyển nhanh với tốc độ 20km, giật trên cấp 17.

Tin siêu bão mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 9h ngày 6/9, vị trí siêu bão số 3- siêu bão Yagi khoảng 19.3 độ Vĩ Bắc; 112.1 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 130km, cách Quảng Ninh 570km. Sức gió mạnh nhất: Cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cũng dự báo, đến 7h ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3- siêu bão Yagi ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 108,3 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 120 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20 km/giờ và đi vào Bắc vịnh Bắc Bộ.

Tin tức mới nhất siêu bão số 3- siêu bão Yagi: Hôm nay siêu bão đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ

Đến 19h ngày 7/9, vị trí tâm siêu bão số 3 ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20 km/giờ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Trên biển: Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ khoảng trưa 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Trên đất liền: Từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7-9).

Sóng biển: Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9 m, vùng gần tâm siêu bão 10-12 m. Biển động dữ dội.

Từ trưa 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m, vùng gần tâm bão đi qua 6-8 m. Từ đêm 6/9 và gần sáng 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa sóng cao 2-3 m, sau tăng lên 2-4 m, vùng gần tâm bão 3-5 m.

Mưa lớn: Trong ngày hôm nay 6/9, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá-Thừa Thiên Huế có mưa dông do tác động vành ngoài hoàn lưu bão số 3.

Từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350 mm, có nơi trên 500 mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9).

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Dông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Di dời, sơ tán dân với nơi an toàn

Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh triển khai khẩn trương công tác ứng phó siêu bão Yagi.

Đối với tuyến biển, đảo: Kiên quyết kêu gọi, thông báo, hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú, trong đó nắm vững thông tin chi tiết từng tàu trong khu vực nguy cơ ảnh hưởng của bão.

Chủ động cấm biển tùy theo diễn biến thực tế tại địa phương, lưu ý tàu thuyền kể cả tàu vận tải lớn, tàu du lịch.

Tổ chức sắp xếp neo đậu tàu thuyền, có biện pháp tránh va đập, hư hỏng, đứt dây neo hoặc chìm tàu tại nơi neo đậu; không để người ở lại trên các tàu cá, lồng bè, chòi canh khi bão đổ bộ.

Sơ tán người dân và khách du lịch trên các đảo đến nơi an toàn và đảm bảo các điều kiện sinh hoạt trong quá trình lưu trú.

Đối với vùng đồng bằng, ven biển: Di dời, sơ tán người dân ở nhà bán kiên cố, có thể bị sập đổ khi bão đổ bộ, khu vực trũng thấp cửa sông, ven biển; tùy theo tình hình thực tế có phương án cho học sinh nghỉ học trong thời gian bão đổ bộ.

Đảm bảo an toàn các vị trí trọng điểm đê điều xung yếu, các công trình thi công dở dang trên các tuyến đê biển, đê cửa sông (như các cống trên tuyến đê biển Hà Nam, tỉnh Quảng Ninh; tuyến đê biển I, TP Hải Phòng; đê biển Cồn Tròn, Hải Thịnh, kè Thịnh Long trên tuyến đê biển Hải Hậu, Nam Định; tuyến đê Bình Minh 4, tỉnh Ninh Bình,...), trong đó phải khẩn trương hoàn thành gia cố các vị trí có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ.

Tổ chức chặt tỉa cành cây, gia cố nhà ở, công trình, hệ thống lưới điện, cột tháp truyền hình, phát thanh, cẩu tháp,...

Tập trung lực lượng thu hoạch diện tích lúa Hè Thu còn lại với phương châm "xanh nhà hơn già đồng". Kiểm tra hệ thống thoát nước, sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất diện tích nông nghiệp, khu vực trũng thấp, khu đô thị và khu công nghiệp.

Triển khai biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi bão đổ bộ; khuyến cáo người dân không tham gia giao thông khi bão đổ bộ.

Tin nổi bật