Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 3/5/2024: Mẹ phát hiện điều bàng hoàng khi thay tã cho con

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 3/5/2024. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 3/5/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Mẹ phát hiện điều bàng hoàng khi thay tã cho con

Sản phụ tên Maisie ở Anh mới đây đã kể lại khoảnh khắc cô phát hiện bị trao nhầm con trong một video trên TikTok. VietNamNet dẫn thông tin từ NBC cho biết, video của cô thu hút hơn 1 triệu người xem. Cơ quan Y tế Quốc gia Anh đã xác nhận vụ việc và cho biết họ đang điều tra.

“Chúng ta đều từng xem những bộ phim có cảnh cha mẹ đưa nhầm con của người khác về nhà. Dù vậy, chưa bao giờ tôi nghĩ rằng đây là điều tôi phải lo lắng. Nhưng chuyện đó thực sự đã xảy ra với chúng tôi”, Maisie chia sẻ.

Cụ thể, 48 giờ sau khi Maisie sinh con gái Isabella vào tháng 9/2023, nhân viên bệnh viện đã cho em bé ở phòng riêng để chiếu đèn trị liệu. Căn phòng đó đối diện với phòng của Maisie. 

Người mẹ gần như ngất xỉu khi phát hiện mình bị trao nhầm con. Ảnh minh họa: NBC

Trong video của mình, Maisie cho hay: “Con tôi được các y tá kiểm tra hai giờ một lần nên họ chắc chắn biết tôi và Isabella là ai. Nhưng đêm thứ hai trong bệnh viện, điều không thể tưởng tượng được đã xảy ra khi họ trao nhầm con cho tôi”. 

Maisie (mới sinh được 2 ngày và rất mệt mỏi) thức dậy lúc 3h sáng và đến gặp con gái. Nghe các y tá nói con của công đang ở trong văn phòng, Maisie thoáng chút nghi ngờ bởi bé luôn phải được chiếu đèn trị liệu. Tuy nhiên, các nữ hộ sinh giải thích rằng họ giữ con của Maisie ở đó vì bé khóc rất nhiều.

Theo lời kể của Maisie, cô đã bế con trở về phòng và các nữ hộ sinh thậm chí còn nói đứa trẻ trông rất giống cô. Sau vài giờ, người mẹ thay tã cho đứa trẻ thì phát hiện đó là một cậu bé. 

“Con tôi Isabella chắc chắn là con gái. Khi đó, tôi gần như ngất xỉu và nhấn nút khẩn cấp. Tôi mất kiên nhẫn tới mức sau 1 phút không thấy ai, tôi bế đứa trẻ xông vào văn phòng của các y tá. Tôi yêu cầu họ cho biết Isabella ở đâu vì đây không phải là con tôi”, Maisie nhớ lại. Thời điểm đó, “mặt của các y tá trở nên trắng bệch”.

Maisie nói trong video của mình: “Tôi trông giống hệt mẹ của cậu bé nên họ nghĩ rằng tôi là cô ấy mà không kiểm tra. Tôi không chắc liệu người mẹ kia có biết chuyện gì đã xảy ra hay không, điều này thực sự đáng lo ngại”.

Maisie tiết lộ thêm, cô đã có một cuộc họp pháp lý về những gì đã xảy ra. Người phát ngôn của Bệnh viện Poole xác nhận với Today rằng vụ việc mà Maisie mô tả xảy ra tại đây.

“Chúng tôi đã điều tra sự cố xảy ra tại khoa phụ sản vào tháng 9/2023 khi một đứa trẻ bị trao nhầm mẹ. Chúng tôi rất hối tiếc nếu gây ra bất kỳ sự tổn thương nào và cam kết hỗ trợ đầy đủ cho các gia đình bị ảnh hưởng.

Sự an toàn của cha mẹ và em bé là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi đã xem xét đầy đủ các quy trình an toàn và đây chỉ là một sự cố cá biệt", website của bệnh viện đăng tải thông tin.

Người phụ nữ lên cơn nhồi máu cơ tim cấp khi đang du lịch 

Báo Sức Khỏe & Đời Sống dẫn thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, vào đúng dịp lễ 30/4-1/5, các bác sĩ khoa Tim mạch của bệnh viện đã kịp thời can thiệp cứu sống một phụ nữ lên cơn nhồi máu cơ tim cấp khi cùng gia đình du lịch tại TP.Hạ Long.

Cụ thể, sáng 29/4, bà Đ.T.D (74 tuổi, trú tại TP.Hải Phòng) đang cùng gia đình đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 ở Hạ Long thì xuất hiện đau ngực trái từng cơn kèm theo buồn nôn và nôn, không đau bụng. Thấy vậy, gia đình đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu. 

Qua khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp. Ngay lập tức, ThS.BS Đinh Danh Trình - Phó trưởng khoa Tim mạch cùng ekip đã tiến hành can thiệp đặt stent mạch vành cấp cứu thành công cho bệnh nhân. Sau can thiệp, sức khỏe bệnh nhân ổn định. 

Sau can thiệp, sức khỏe của nữ bệnh nhân ổn định. Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống

Theo ThS.BS Đinh Danh Trình, nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và rất phổ biến hiện nay, ngoài thực hiện lối sống lành mạnh, người dân cần thường xuyên khám, tầm soát để kịp thời điều trị các bệnh lý về tim mạch. 

Với các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, đột quỵ tim cấp, thời gian là cơ tim. Người bệnh được tái thông mạch vành càng sớm thì tỷ lệ tử vong và các biến chứng nặng càng thấp. Do vậy, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất có can thiệp tái thông mạch vành khi có biểu hiện đau ngực trái để gia tăng cơ hội điều trị thành công, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng của bệnh.

Uống nhầm vitamin D cho người lớn, bé 6 tháng tuổi nhập viện

VTC News đưa tin, bệnh  nhi N.V (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng, giảm 0,7kg trong một tháng.

Bố mẹ bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).

Gia đình cho bé N.V uống nhầm lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt). 

"Trẻ uống khoảng 15.000 UI/ngày, cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi", TS.BS Thái Thiên Nam - Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu Bệnh viện Nhi Trung ương nói.

Khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D, đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Lọ vitamin D3 + K2 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm. Ảnh: VTC News

Qua thăm khám, thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả trẻ bị tăng canxi máu toàn phần: 5mmol/L (giới hạn bình thường: 2.1 – 2.4 mmol/L), tăng canxi inon hóa: 2.19mmol/L (giới hạn bình thường: 1.15 – 1.3 mmol/L), nồng độ vitamin D3 tăng cao: 1.320ng/ml (giới hạn bình thường: 50 - 250 ng/ml).

Tại khoa Thận và Lọc máu, trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu.

Sau 5 ngày điều trị, trẻ hết nôn, không còn trình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm từ 5mmol/L xuống còn 3 mmol/l. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn đi tiểu nhiều.

"Trẻ vẫn tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện được tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra”, bác sĩ Nam nói.

Tin nổi bật