Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 28/6/2024: Người đàn ông bị đinh sắt cắm vào cổ nhưng không biết

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 28/6/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 28/6/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người đàn ông bị đinh sắt cắm sâu trong cổ nhưng không biết

Theo tạp chí Gia Đình Việt Nam, các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa phẫu thuật lấy thành công một chiếc đinh tại vùng cổ cho bệnh nhân T.H.C. (43 tuổi, trú tại Thụy Vân, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

Trước đó, anh C. vô tình đi khám sức khoẻ, khi chụp phim X-quang thì phát hiện có dị vật cản quang cắm sâu ở vùng cổ bên phải. Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng đã chỉ định chụp hình ảnh chuyên sâu Cắt lớp vi tính 128 dãy tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Hình ảnh dị vật trên phim chụp cắt lớp vi tính có dựng hình. Ảnh: Gia Đình Việt Nam

Qua khai thác tiền sử, người bệnh từng làm nghề cơ khí tại TP.HCM trước khi chuyển nghề vào năm 2009. Ngoài ra, người bệnh chưa từng thấy biểu hiện lạ cũng như chưa dành nhiều thời gian đi khám bệnh. Nhờ đó, có thêm cơ sở để nhận định đây có thể là trường hợp bị kim khí bắn vào cổ khi đang làm việc mà không chú ý.

Các bác sĩ đã tư vấn với người bệnh và gia đình, sau đó đưa ra chỉ định phẫu thuật mở cạnh cổ lấy dị vật ra khỏi cơ thể. Ca phẫu thuật mở cạnh cổ lấy dị vật diễn ra trong khoảng 30 phút.

Dị vật được lấy ra là chiếc đinh kim loại trong trình trạng rỉ sét, được bao bọc bởi tổ chức xơ với kích thước ~2,5 cm. Sau phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của người bệnh ổn định và tiếp tục được theo dõi trước khi có thể ra viện trong vài ngày tới.

TS.BS Nguyễn Thế Đạt – Phó Trưởng khoa Liên chuyên khoa Tai mũi họng – Mắt – Răng hàm mặt cho biết, chiếc đinh rất nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng có thể gây ra thương tích nặng cho người lao động, thậm chí cướp đi cả tính mạng.

Đây là trường hợp khá đặc biệt vì bệnh nhân không biết thời gian xuất hiện dị vật và cũng không cảm nhận được chiếc đinh nằm trong vùng cổ.

Điều may mắn cho bệnh nhân là dị vật nằm sâu giữa cơ ức đòn chũm và cơ vai móng, không làm tổn thương vào các mạch máu lớn nên không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, việc tồn tại trong cơ thể một thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng nên việc phẫu thuật lấy ra là cần thiết.

Qua sự việc trên, các bác sĩ khuyến cáo người lao động nên sử dụng bảo hộ lao động đầy đủ để tránh những sự cố rủi ro hoặc tai nạn lao động bất ngờ. Đồng thời, việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm là vô cùng quan trọng, người lao động sẽ biết được tình trạng sức khỏe và phát hiện được các bệnh lý bất thường, từ đó có phương án điều trị kịp thời.

Sốc phản vệ sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Báo Đồng Nai đưa tin, các bác sĩ Bệnh viện đại học Y dược Shing Mark vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân nguy kịch do sốc phản vệ sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc.

Cụ thể, bệnh nhân V.T.Q.Đ. (15 tuổi, ngụ tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng: tím tái, bất tỉnh sau khi ăn 2 chiếc bánh trung thu. Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng.

Do đó, các bác sĩ khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2 giờ hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Được biết, bệnh nhân Đ. đã ăn 2 bánh trung thu được mua trôi nổi trên mạng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tím tái, bất tỉnh sau khi ăn 2 chiếc bánh trung thu. Ảnh: Báo Đồng Nai

Theo bác sĩ CKI Hoàng Thanh Bình - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đại học Y Dược Shing Mark khuyến cáo, cần thận trọng khi mua và sử dụng thực phẩm, đặc biệt là các loại bánh kẹo có nguồn gốc không rõ ràng.

 Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như nổi mẩn, ngứa, khó thở, buồn nôn, đau bụng…, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tiếp tục gia tăng

VietnamPlus đưa tin ngày 27/6, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ ngày 14/6 đến 20/6, Hà Nội ghi nhận 73 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 35 ca so với tuần trước.

Theo kết quả giám sát dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tại một số khu vực ổ dịch cũ, ổ dịch đang hoạt động có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Dự báo số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Kết quả giám sát ổ dịch đang hoạt động tại huyện Đan Phượng ngày 18/6 cho thấy tại 21 hộ gia đình khu vực thôn Đồng Vân ghi nhận chỉ số BI = 42,8%, ổ bọ gậy tập trung tại các chậu cây cảnh, bể, xô, thùng. Chỉ số BI là số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes trong 100 nhà điều tra.

Cán bộ y tế phun thuốc chống dịch sốt xuất huyết. Ảnh: TTXVN

Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết trong tuần trước tại Hà Nội phân bố tại 19 quận, huyện, trong đó phần lớn tại huyện Đan Phượng với 41 ca mắc.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, TP.Hà Nội có 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chưa ghi nhận trường hợp tử vong, tăng hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.

Ngoài ra, trong tuần tại Hà Nội ghi nhận 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng).

Tin nổi bật