Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 24/2: Đẻ rơi một bé ở nhà, một bé bệnh viện

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 24/2/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 24/2/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 24/2/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 24/2/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Đẻ rơi một bé ở nhà, một bé bệnh viện

Hai bé gái song sinh chào đời cách nhau một giờ, nơi sinh cách nhau vài km. (Ảnh: BV)

Sản phụ mang song thai khoảng 35 tuần. Trong thai kỳ, chị không đi khám thai đầy đủ nên không nhớ ngày dự sinh. Ngày 18/2, đang ở nhà thì chị đau bụng, đẻ rơi một bé gái. Người chồng kịp thời phát hiện, gọi xe cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM).

Ê-kíp gồm bác sĩ cấp cứu ngoại viện, bác sĩ sản phụ khoa lên đường ngay, có mặt ở nhà sản phụ chỉ sau 10 phút. Lúc này, sản phụ và gia đình khá hoảng loạn. Nhân viên trạm y tế gần nhà sản phụ đã có mặt sơ cứu cho mẹ và cắt dây rốn, giữ ấm cho bé gái chào đời trước. Bé cân nặng 2,3 kg.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định thai nhi thứ hai vẫn còn sống trong bụng mẹ. Tim thai đập 134 lần mỗi phút, ngôi thai khó xác định, túi ối còn. Ê kíp cấp cứu vừa cầm máu, lấy băng ca vận chuyển người mẹ lên xe cứu thương, vừa kích hoạt quy trình báo động đỏ tại bệnh viện.

Rất nhanh, sản phụ được đưa vào phòng sinh bệnh viện. Hình ảnh siêu âm cho thấy trong bụng mẹ em bé còn sống, lưng quay về phía dưới tử cung, đầu bé ở hông bên trái tử cung.

Thủ thuật ngoại xoay thai diễn ra nhanh chóng, đầu thai nhi được xoay đúng hướng về khung chậu và giữ cố định. Lúc này bác sĩ làm vỡ màng ối, để nước ối thoát ra ngoài, cùng với cơn gò tử cung và sức rặn của sản phụ đã sinh thường thành công bé gái thứ hai, nặng 2,4kg. Bé hồng hào, khóc to.

Người đàn ông bị loét cẳng chân sau vết xước nhỏ

Do chủ quan trong sơ cứu, bệnh nhân bị hoại tử toàn bộ phần đùi, cẳng chân dẫn đến sốc nhiễm khuẩn. (Ảnh: BV)

Khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), tiếp nhận một bệnh nhân nam, 37 tuổi, trong tình trạng suy hô hấp nặng. Trước đó, bệnh nhân làm nông nghiệp và vô tình bị xước một vết nhỏ ở chân. Do chủ quan, bệnh nhân tiếp tục đi làm ruộng những ngày tiếp theo, khiến vết xước thường xuyên phải tiếp xúc bùn đất, nước bẩn.

Sau gần một tuần, vết thương diễn biến nặng dần, dẫn đến viêm toàn bộ cẳng chân, chuyển màu đen. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, nhiễm khuẩn huyết, có sốc.

Sau thời gian điều trị cho bệnh nhân bằng thở máy, lọc máu và sử dụng một số loại kháng sinh mạnh, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc. Bệnh nhân được chuyển sang cơ sở Kim Chung (Hà Nội) để tiếp tục điều trị, chăm sóc vết thương với sự phối hợp của khoa Cấp cứu và khoa Ngoại.

Bệnh nhân viêm gan nguy kịch vì tự ý bỏ thuốc

Mới đây, khoa Cấp cứu, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân N.V.T. (nam, 67 tuổi, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong tình trạng da, mắt vàng sậm, bụng chướng hơi. Trước đó khoảng một tuần, ông T. có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, da, mắt vàng tăng dần, chướng và đau âm ỉ khắp bụng.

Bệnh nhân được phát hiện viêm gan B cách đây 20 năm và đã điều trị thuốc ức chế virus 10 năm, các chỉ số xét nghiệm thời điểm đó tương đối ổn. Lúc này, bệnh nhân chủ quan, tự ý dừng thuốc và không tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân T. cho thấy chỉ số chất gây vàng da, mắt cao, men gan tăng gần 10 lần, chỉ số PT (yếu tố đông máu) chỉ còn 23 (ở người bình thường là khoảng 70-140), tình trạng bệnh nặng.

Hiện bệnh nhân tỉnh táo, bụng vẫn chướng, da mắt vàng sậm, tiểu ít và được điều trị hồi sức tích cực, sử dụng thuốc kháng virus, tăng cường dịch huyết để giảm chất gây vàng da, mắt, khả năng phải thay huyết tương, lọc máu trong thời gian tới.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật