Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 21/7/2024: Người cứng như khúc gỗ sau khi bị cọc tre đâm

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 21/7/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 21/7/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Người cứng như khúc gỗ sau khi bị cọc tre đâm

VietNamNet đưa tin, ông B.V.C. (57 tuổi, trú tại Cao Phong, Hòa Bình) được gia đình đưa vào cấp cứu trong tình trạng cơ thể như khúc gỗ, cứng hàm không há được miệng. Sau đó, bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng co giật toàn thân, 2 hàm răng cắn chặt.

Theo người nhà, 5 ngày trước, bệnh nhân chăn gia súc và bị cọc tre đâm vào vùng mu tay phải, chảy máu nhiều. Vết thương sưng nóng, hoá mủ, toàn thân sốt và cứng hàm tăng dần dẫn tới khó thở. Gia đình đưa ông vào Trung tâm Y tế huyện Cao Phong cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã mở khí quản tối khẩn cấp trong 5 phút cho bệnh nhân để khai thông đường thở, đồng thời hỗ trợ thở máy, dùng thuốc kháng sinh, an thần, giãn cơ và huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván.

Ngoài ra, nam bệnh nhân còn được nội soi phế quản để bơm rửa đờm, chất xuất tiết trong phổi và vùng hầu họng, tập phục hồi chức năng vận động, dinh dưỡng lâm sàng. 

Người bệnh được nội soi phế quản để làm sạch đờm trong phổi và hầu họng. Ảnh: VTC News

Sau hơn 3 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Hiện tại, bệnh nhân cai được máy thở, có thể ăn uống, đang tập đi trở lại.

Theo TS.BS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Tỷ lệ tử vong chung do uốn ván có thể lên đến 90%. Người bệnh sống sót thường để lại di chứng nặng nề, quá trình điều trị khó khăn và tốn kém.

Bác sĩ Tình cho biết thêm, mặc dù đã có vaccine phòng uốn ván nhưng do tiêm phòng không đầy đủ và không tiêm nhắc lại sau 10 năm nên số ca bệnh uốn ván vẫn xảy ra quanh năm, chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi lao động, để lại hệ lụy rất lớn về gánh nặng bệnh tật. 

Để phòng ngừa uốn ván, người dân cần xử trí theo các bước sau khi bị các vết thương:

- Rửa vết thương dưới vòi nước sạch.

- Sát trùng bằng các dung dịch có cồn.

- Không nên bịt kín, để vết thương tạo đường hầm hoặc đắp bất cứ thứ gì vào vùng tổn thương.

- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh trung hòa độc tố uốn ván và theo dõi sức khỏe.

Bố tử vong, con trai đi cấp cứu sau khi ăn trứng cóc

Báo Sức Khỏe & Đời Sống đưa tin ngày 20/7, ông Nguyễn Văn Sơn - Phó chủ tịch UBND xã Diễn Lâm (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy vụ ngộ độc trứng cóc khiến người bố tử vong, người con trai đang cấp cứu tại bệnh viện.

Theo thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 19/7, tại nhà ông N.S.D (SN 1988, trú xóm 8, xã Diễn Lâm). Thời điểm đó, ông D. cùng con trai ăn thịt và trứng cóc.

Sau khoảng 30 phút, 2 bố con có dấu hiệu đau bụng, ói, tiêu chảy và được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, người bố đã không qua khỏi. Riêng người con sau khi được các bác sĩ khoa Chống độc Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cứu chữa sức khỏe dần ổn định.

Người bố tử vong, còn người con trai đang cấp cứu tại bệnh viện sau khi ăn trứng cóc. Ảnh minh họa: Sức Khỏe & Đời Sống

Theo các bác sĩ, độc tố của cóc là Bufotoxin, có nhiều trong da, trứng, gan cóc. Thịt cóc không độc nhưng nếu người làm không khéo độc tố từ nhựa cóc, trứng cóc có thể dính vào thịt gây ngộ độc.

Độc tố này có thể gây ảo giác, ảo tưởng hay rối loạn nhân cách. Nếu ăn phải sẽ khiến tim đập nhanh, tăng huyết áp,... có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn cứu sống, bệnh nhận vẫn chịu các di chứng nặng nề như ảnh hưởng trên thần kinh, suy thận,...

Các triệu chứng lâm sàng khi bị ngộ độc trứng cóc sẽ xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn. Biểu hiện trên hệ tiêu hóa gây đau bụng, ói, tiêu chảy. Trên tim mạch có mạch chậm, block nhĩ thất, trụy mạch, phần lớn tử vong là do block nhĩ thất. Bệnh nhân có thể ngừng thở do ức chế trung tâm hô hấp. Trên gan, thận gây viêm ống thận cấp, suy thận cấp, suy gan hiếm và xuất hiện trễ.

Khi gặp bệnh nhân ngộ độc trứng cóc cần sơ cứu kịp thời đúng cách để hạn chế trường hợp xấu có thể xảy ra. Sau khi ăn phải bệnh nhân sẽ bị buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trướng. Khi đó, cần nhanh chóng loại bỏ chất độc bằng cách gây nôn. Sau đó, cần phải đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Thanh niên 21 tuổi bị tràn máu màng phổi hiếm gặp do vỡ kén khí

Theo VTV Times, bệnh nhân N.N.T. (21 tuổi, trú tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam trong tình trạng khó thở, đau tức ngực phải, vã mồ hôi. Sau khi vào viện, các bác sĩ thăm khám, đánh giá và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Kết quả chụp CT phổi có hình ảnh tràn dịch, tràn khí màng phổi phải, bệnh nhân có biểu hiện mất máu. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành dẫn lưu màng phổi phải cho bệnh nhân, sau 3 tiếng đồng hồ, hút được khoảng 1.000ml máu.

Các bác sĩ khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực tiến hành hội chẩn chuyên khoa, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để phẫu thuật nội soi cấp cứu lồng ngực xử trí tổn thương.

Bác sĩ thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật. Ảnh: VTV Times

Khi mổ, trong khoang màng phổi có máu cục lẫn máu tươi khoảng 700ml, các bác sĩ kiểm tra thấy kén khí đỉnh phổi phải vỡ gây tràn khí, có máu chảy ra từ dây chằng đỉnh phổi phải do đứt dây chằng. Bác sĩ tiến hành khâu cầm máu, cắt và khâu lại kén khí vỡ, rửa sạch và dẫn lưu màng phổi.

Hiện tại, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, dự kiến xuất viện vào ngày 22/7.

Bác sĩ CKII. Dương Chí Lực - khoa Ngoại tim mạch - Lồng ngực chia sẻ, cấp cứu trần máu - tràn khí màng phổi do vỡ kén khí và đứt dây chằng đỉnh phổi là một thể bệnh hiếm gặp, với tỷ lệ mắc 22 người/100.000 người, nam mắc nhiều hơn nữ và thường hay gặp ở nam trẻ tuổi, cao gầy và thường xuyên hút thuốc lá.

Bác sĩ Dương Chí Lực khuyến cáo, người dân cần chủ động khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh và nếu có biểu hiện đau tức ngực, khó thở cần đến cơ sở y tế để khám và xử lý kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Tin nổi bật