Xúc động cảnh chú chó chạy theo xe cứu thương đưa chủ đi viện
Khi làm việc ở một bệnh viện tại Brazil, bác sĩ Igor Paiva Dias và các đồng nghiệp đã được chứng kiến câu chuyện câu chuyện về lòng trong thành của chú chó chăn cừu giống Đức có tên Mandraque với chủ nhân.
Theo lời kể, Madraque vô cùng lo lắng khi thấy chủ bị thương nặng. Người chủ phải ngồi xe lăn và được đưa đến một bệnh viện ở Minerois. Dù không biết quãng đường phải đi dài bao nhiêu nhưng chú chó trung thành vẫn kiên trì chạy theo xe cứu thương.
Trong lúc người chủ được đưa vào trong để bác sĩ kiểm tra, Mandraque nhất quyết đứng đợi bên ngoài cổng bệnh viện, không chịu rời đi nửa bước. Chú chó đứng chờ một lúc lâu thì được các nhân viên y tế phát hiện.
Chú chó chạy theo xe cứu thương đưa chủ đến bệnh viện.
Được biết, bệnh viện quy định không được đưa vật nuôi vào bên trong. Do đó, ngay khi tình trạng người bệnh cải tiện, các nhân viên y tế đã đưa ông ra ngoài để chú chó có thể trông thấy chủ. May mắn, ông chủ của Mandraque không bị thương nặng và được đưa ra viện sau đó.
Nhân viên y tế tên Dias kể lại, chú chó bật dậy và bắt đầu liếm chủ nhân ngay khi thấy ông nằm trên cáng, rồi một lần nữa chạy theo xe cứu thương suốt quãng đường dài 8km để đưa chủ về nhà. Tài xế xe cứu thương đã đi rất chậm để Mandraque có thể theo kịp trên đường trở về.
"Cả hai đã về đến nhà an toàn. Nhiệm vụ của tôi là chăm sóc sức khỏe thể chất của bệnh nhân, khi biết ông ấy có một chú chó trung thành, biết lo lắng, quan tâm chủ nhân, tôi rất mừng cho ông. Đó cũng là niềm an ủi lớn nhất của người bệnh. Rất xúc động", Dias chia sẻ.
Cấp cứu sản phụ bị rau bong non thể ẩn hiếm gặp
Báo Hà Tĩnh đưa tin, các bác sĩ khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa phẫu thuật cứu sống con và bảo tồn thành công tử cung cho sản phụ N.T.D (25 tuổi, trú tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) bị rau bong non thể ẩn hiếm gặp.
Sản phụ mang thai ở tuần thứ 39, có dấu hiệu chuyển dạ với các chỉ số sinh tồn hoàn toàn bình thường. Sau khi nhập viện, sản phụ được tiến hành làm các xét nghiệm lâm sàng để chuyển phẫu thuật sinh con theo chỉ định của các bác sĩ.
Sau khoảng 1 tiếng phẫu thuật, em bé chào đời với cân nặng 3,5kg. Sau khi đưa em bé ra ngoài, các bác sĩ phát hiện xuất huyết ở vùng rau thai và toàn bộ phần đáy tử cung của sản phụ tím đen do máu tụ.
Vì sản phụ mang thai lần đầu và còn rất trẻ nên các bác sỹ đã nhanh chóng sử dụng thuốc co cơ tử cung và kỹ thuật ủ ấm tử cung để bảo tồn tử cung cho sản phụ. Sau ca phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của mẹ và bé hiện ổn định, tử cung của sản phụ được bảo tồn thành công và dự kiến sẽ được xuất viện trong 7-10 ngày tới.
Hoại tử cẳng chân vì đắp thuốc nam chữa vết thương bầm tím
Báo Phụ Nữ Việt Nam dẫn thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi N.V.H. (13 tuổi, trú tại Chí Linh, Hải Dương) bị hoại tử vùng cẳng chân phải do đắp thuốc nam trị vết thương.
Bệnh nhi hiện đang được theo dõi, điều trị và sẽ được phẫu thuật ghép da khi điều kiện cho phép. Ảnh: Pháp Luật & Xã Hội
Theo lời kể của gia đình, cách thời điểm nhập viện 10 ngày, bệnh nhi bị tai nạn xe máy với i nhiều vết trầy xước, đau ở vùng chân. Gia đình đưa bệnh nhi đi kiểm tra tại một bệnh viện ở Hải Dương nhưng không có tổn thương sâu như gãy xương, tụ máu trong cơ hay rách cơ. Bệnh nhi chỉ có vết trầy xước bầm tím diện rộng ngoài da vùng cẳng chân phải, được bác sĩ kê đơn hướng dẫn theo dõi tại nhà.
Khi về nhà, gia đình nghe một số người mách đắp thuốc lá có thể giúp vết bầm nhanh tan, nhanh khỏi nên đã lấy thuốc đắp cho bệnh nhi. Sau 5 ngày đắp thuốc, bệnh nhi có biểu hiện sốt, những vùng đắp lá sưng nề, chảy dịch có mùi hôi, nhanh chóng được gia đình đưa đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí thăm khám.
Bệnh nhi nhập viện với vết thương vùng kheo và cẳng chân trái bị hoại tử phần mềm diện rộng, chảy dịch mùi hôi, bàn chân phải sưng nề. Các bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cắt lọc tổ chức da, gân, cơ bị hoại tử.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhi được theo dõi, điều trị và sẽ được phẫu thuật ghép da khi điều kiện cho phép. Tuy nhiên, với tình trạng của bệnh nhi, nguy cơ cứng khớp gối, khó khăn trong vận động do sẹo hình thành từ việc cắt lọc, ghép da là rất lớn.
Đinh Kim (T/h)