Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 19/8/2020: Song Nhi lần đầu chạm tay nhau sau ca mổ tách rời

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 19/8/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 19/8/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 19/8/2020. Cập nhật tin đời sống mới ngày 19/8/2020 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Song Nhi lần đầu chạm tay nhau sau ca mổ tách rời

Song Nhi lần đầu chạm tay, nhìn nhau bằng hai cơ thể độc lập. (Ảnh: Zing)

Zing thông tin từ BSCKI Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), hôm nay (18/8), các y bác sĩ kê hai giường bệnh của Trúc Nhi và Diệu Nhi sát nhau.

Trước đó, sau ca mổ tách, Trúc Nhi và Diệu Nhi được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt của khoa Hồi sức Tim - Ngoại. Tại đây, các bác sĩ bố trí hai giường bệnh cách xa nhau để đảm bảo chống nhiễm trùng.

Hiện tại, hai bé khỏe mạnh, các vết thương vùng tiết niệu, sinh dục khô thoáng. Trúc Nhi đã tháo nẹp bột, hai chân tự do di chuyển.

Diệu Nhi tiến triển chậm hơn. Trong 5 tuần tiếp theo, các bác sĩ theo dõi phim CT của bé. Nếu kết quả khả quan, xương và khung chậu phục hồi tốt, bé được tháo bột. Thời gian này, hai bé sẽ cùng tập vật lý trị liệu vận động.

"Trúc Nhi và Diệu Nhi rất tinh nghịch, hiếu động. Hai bé còn cười nheo mắt, rạng rỡ khi được mặc quần áo mới. Một năm đầu đời, song Nhi nương tựa, nhường nhịn nhau trong vận động gần như tuyệt đối. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, hai chị em luôn tiếp sức cho nhau", bác sĩ Vũ chia sẻ.

Miếng Lego rơi từ mũi bé 7 tuổi sau khi mắc kẹt 2 năm

Bé Sameer Anwar. (Ảnh: Mudassir Anwar).

Cậu bé Sameer Anwar, 7 tuổi, ở Dunedin, miền Nam New Zealand, đã nhét một miếng Lego nhỏ xíu vào mũi năm 2018. Cha của Sameer, Mudassir và vợ đã hoảng hốt khi con trai họ nói rằng cậu bé đã nhét một mảnh Lego lên mũi và không tìm được nó nữa.

Cặp vợ chồng tức tốc đưa con trai đến bác sĩ trong lo âu. Họ cũng không thể tìm thấy hay loại bỏ miếng Lego. Họ nói rằng mảnh này sẽ di chuyển qua đường đường tiêu hóa của cậu bé, nếu nó không ở trên mũi.

Vì Sameer không hề có dấu hiệu đau đớn, cha mẹ cậu bé sớm quên đi chuyện này. "Sau đó, cậu bé không bao giờ phàn nàn về chuyện này", Mudassir chia sẻ với Guardian. Người cha cũng cho biết rằng con trai anh là một đứa trẻ "vui tươi và tinh nghịch".

Anh cho rằng mảnh ghép là một phần của cánh tay nhân vật Lego.

Tuy nhiên, một điều "không thể tin được đã xảy ra", Mudassir nói. Một đĩa bánh cupcake màu hồng đã hấp dẫn cậu bé Sameer cúi xuống và hít hà.

Ngay lập tức, mũi cậu bé bắt đầu đau. Mẹ cậu bé nghĩ rằng cậu có thể hít phải ít vụn bánh nên đã giúp cậu xì mũi, hy vọng có thể làm thông mũi hoàn toàn.

Nhưng thay vì những vụn bánh màu hồng, một mảnh Lego nhỏ xíu màu đen đã rơi ra. "Chúng tôi không hề mong đợi điều này", Mudassir chia sẻ với Guardian. "Miếng Lego trông hơi kinh khủng, nhưng chính là nó. Không thể tin được".

Bé 4 tuổi nguy kịch vì ăn lá lộc mại

Các bác sĩ bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa điều trị thành công cho bệnh nhi N.T.H.Y. (4 tuổi, trú tại Diễn Châu, Nghệ An). Bé nhập viện trong trình trạng nguy kịch vì ăn lá cây lộc mại.

Trước đó, trẻ táo bón lâu ngày nên người nhà dùng lá này nấu canh, chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian. Sau 2 ngày, bé Y. xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, không ăn uống, da vàng, niêm mạc nhợt nhạt, tiểu ra máu đỏ sẫm. Gia đình lập tức đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Bé bị tan máu cấp tính và thiếu máu nặng phải cấp cứu. Sau một tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhi ổn định.

Lá lộc mại rất độc, có thể gây tử vong nhanh khi ăn số lượng lớn. Đa số bệnh nhân đều nguy kịch do thiếu máu nghiêm trọng.

Chuyên gia này khuyến cáo không nên sử dụng lộc mại và một số lá cây rừng khác để chữa bệnh, làm món ăn. Người dân cần nâng cao hiểu biết, tránh những thực phẩm có độc, dễ dẫn đến hậu quả khôn lường.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật