Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống 29/8/2024: Đi khám vì đau lưng, nhận tin "sét đánh ngang tai"

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 29/8/2024. Cập nhật tin tức đời sống mới nhất ngày 29/8/2024 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Đi khám vì đau lưng, nhận tin “sét đánh ngang tai”

VietNamNet dẫn thông tin từ Aboluowang cho biết, nam bệnh nhân Xiao Chen (29 tuổi) làm việc tại một công ty công nghệ thông tin ở Trung Quốc. Anh thường xuyên thức khuya và làm thêm giờ.

Khoảng nửa năm trước, anh vô tình bị bong gân thắt lưng khi di chuyển nhưng chỉ tự điều trị tại nhà. Suốt vài tháng sau đó, cơn đau thắt lưng của Xiao Chen không hề thuyên giảm. Cuộc sống bình thường của anh bị ảnh hưởng rất nhiều.

Cuối cùng, Xiao Chen quyết định nghỉ phép để đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ chẩn đoán, nam bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, tiên lượng sống thêm được 6 tháng. 

Đau lưng do ung thư tuyến tụy dễ bị nhầm lẫn với căng cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh khác, làm trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất. Ảnh minh họa

Được biết, ung thư tuyến tụy rất khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu, dễ bị di căn gan và có độ nhạy thấp với xạ trị - hóa trị truyền thống. Thời gian sống sót trung bình của bệnh nhân không được điều trị chỉ từ 4 - 6 tháng. Đây là loại ung thư ác tính bậc nhất, nguy cơ mắc bệnh ở nam giới cao gấp 1,5-2 lần so với nữ giới. 

Nguyên nhân khiến ung thư tuyến tụy gây đau thắt lưng có liên quan đến vị trí của tuyến tụy trong ổ bụng. Tổn thương tuyến tụy gần lưng hoặc xâm lấn về phía sau sẽ gây ra triệu chứng đau lưng bất thường.

Tuy nhiên, đau lưng do ung thư tuyến tụy dễ bị nhầm lẫn với căng cơ, thoát vị đĩa đệm và các bệnh khác, làm trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Chen Zhanhong (Đại học Sun Yat-sen) khuyến nghị, nếu muốn bảo vệ tuyến tụy thì phải chú ý tới chế độ sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả bỏ hút thuốc, tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, không ăn quá nhiều đồ nướng, chua cay.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, mọi người có thể ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3 và magie như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt. 

Tái mắc sốt rét ác tính sau hơn 20 năm

Báo Người Lao Động đưa tin ngày 28/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết khoa Cấp cứu vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân sốt cao, rét run vì bệnh sốt rét ác tính.

Bệnh nhân là nam, 37 tuổi, trú tại tỉnh Hòa Bình. Người bệnh được chẩn đoán sốt rét ác tính - thiếu máu nặng. Đây là căn bệnh mà anh đã mắc phải từ hơn 20 năm trước.

Trước khi nhập viện, nam bệnh nhân sốt cao từ 39 - 40 độ trong 5 ngày liên tiếp. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt rét run thành cơn, đau đầu, mệt mỏi, ăn uống kém, bụng chướng, gan to, vàng da và vàng mắt ngày càng rõ rệt, cùng với tình trạng nước tiểu ít và sẫm màu.

Tại cơ sở y tế ban đầu, các bác sĩ soi tìm ký sinh trùng kết quả ra sốt rét P.vivax. Sau đó, anh được chuyển lên Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp, suy gan, và tan máu nặng nề. Mặc dù trước đó không có tiền sử bệnh lý về gan nhưng bệnh sốt rét ác tính đã gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.

Người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Người Lao Động

Qua khai thác tiền sử, được biết nam bệnh nhân làm nghề khoan giếng, công việc đòi hỏi anh thường xuyên di chuyển và làm việc tại nhiều địa phương. Trong quá trình này, anh đã có những cơn sốt không rõ nguyên nhân. Vào các năm 2002 tại Tây Nguyên và 2003 tại Hòa Bình, bệnh nhân này từng mắc sốt rét do P.vivax.

Bác sĩ Trương Tư Thế Bảo ở khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đặc hiệu và truyền máu. Sau thời gian điều trị, bệnh nhân đã ổn định, có thể thở mà không cần hỗ trợ oxy.

Trường hợp bệnh nhân này cho thấy, nguy cơ tái phát của bệnh sốt rét có thể diễn ra sau nhiều năm. Ký sinh trùng sốt rét P.vivax vẫn "ngủ" trong cơ thể và tái phát khi gặp điều kiện thích hợp.

Do vậy, bác sĩ Bảo khuyến cáo những người từng mắc sốt rét, đặc biệt là khi sống hoặc làm việc trong các khu vực có nguy cơ cao, cần chú ý đến sức khỏe của mình.

Cứu sống bé 12 ngày tuổi bị dị tật tim bẩm sinh

Ngày 28/8, Bệnh viện E thông tin về việc các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em - Trung tâm Tim mạch vừa cứu sống một bệnh nhi 12 ngày tuổi (ở Vĩnh Phúc) mắc dị tật tim bẩm sinh teo tịt tại van động mạch phổi lành vách liên thất và hở van ba lá mức độ nặng từ trong bào thai, theo báo Sài Gòn Giải Phóng.

Cụ thể, ngay sau khi chào đời ở khoa Phụ sản Bệnh viện E, bệnh nhi đã được các bác sĩ khoa Tim mạch trẻ em - Trung tâm Tim mạch của bệnh viện cấp cứu và đưa ra phương án can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Trần Đắc Đại - Trưởng khoa Tim mạch trẻ em cho biết, đây là trường hợp bệnh nhi được phát hiện mắc tim bẩm sinh phức tạp từ khi còn trong bào thai (tuần 26 của thai kỳ) thông qua siêu âm tầm soát.

Sau đó, người mẹ tiếp tục được các bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trong suốt thai kỳ tại Bệnh viện E, với sự phối hợp của các bác sĩ khoa Phụ sản và khoa Tim mạch trẻ em.

Bác sĩ thăm khám lại cho bệnh nhi. Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng

Theo bác sĩ Đại, đối với bệnh nhân bị dị tật tim bẩm sinh teo tịt tại van động mạch phổi lành vách liên thất, kèm van ba lá bị hở nặng, nếu không được can thiệp sớm từ sau sinh thì nguy cơ tử vong cao.

Để có kết quả tốt nhất khi can thiệp, các bác sĩ phải chờ cho những nguy cơ của sơ sinh đi qua, như: nguy cơ nhiễm trùng, nguy cơ về rối loạn chuyển hóa của trẻ sau sinh… mới có thể can thiệp.

Trong thời gian đó, bệnh nhi sẽ được dùng thuốc giúp duy trì hoạt động của ống động mạch. Rất may ở trường hợp này, các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp nong thành công van động mạch phổi cho bệnh nhi.

Tin nổi bật