Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 5/8: Xiaomi sẽ ra mắt điện thoại với màn hình có thể tháo rời?

(DS&PL) -

Xiaomi sẽ ra mắt điện thoại với màn hình có thể tháo rời?; Smartphone giá hơn 2 triệu của Nokia... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 5/8/2020.

Xiaomi sẽ ra mắt điện thoại với màn hình có thể tháo rời?; Smartphone giá hơn 2 triệu của Nokia... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 5/8/2020.

Xiaomi sẽ ra mắt điện thoại với màn hình có thể tháo rời?

Trang LetsGoDigital cho hay, bằng sáng chế về chiếc điện thoại như vậy của Xiaomi được công bố bởi Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Trung Quốc (CNIPA) ngày 4/8. Dường như nhà sản xuất đã đăng ký thiết kế này vào cuối tháng 3 vừa qua.

Cũng theo LetsGoDigital, trong hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, Xiaomi đã phác thảo 22 hình ảnh minh họa cơ chế làm việc của smartphone trên.

Cụ thể, thiết bị bao gồm hai phần: Phần thân máy và phần tấm nền có thể tháo rời. Hiển nhiên là phần thân máy sẽ dày hơn màn hình. Tuy nhiên, điều thú vị là màn hình của máy không hề xuất hiện lỗ bấm cho cảm biến và camera selfie. Có khả năng màn hình cũng sở hữu pin riêng nhưng điều này còn chưa rõ ràng.

Điều này khiến chúng ta tin rằng điện thoại sẽ sử dụng giải pháp camera dưới màn hình. Ngoài ra, hình ảnh thân máy không có màn hình xuất hiện hai lỗ bấm kép thì rất có thể lỗ bấm đối diện có kích thước lớn hơn là đèn flash dạng LED. Nếu đó là sự thật, chúng ta sẽ rất tò mò với công nghệ đèn flash dưới màn hình của Xiaomi.
Kế đến, phía sau màn hình và phía trước thân máy trong bằng sáng chế cho thấy một cặp đầu nối nằm ở dưới với mỗi ô có 10 chân. Tuy nhiên, vẫn chưa biết loại kết nối nào Xiaomi dự định sử dụng ở đây để đạt được thiết kế module hiệu quả.

Ngoài ra, máy vẫn có cổng USB-C, loa và micrô ở phía cạnh dưới; các nút âm lượng và nút nguồn ở bên phải trong khi khay thẻ SIM nằm ở bên trái. Mặt sau của thiết bị có cụm 3 camera được xếp theo chiều dọc với đèn flash dưới cùng.

Màn hình khi được kết nối với thân máy sẽ tương đồng như mọi điện thoại thông minh khác. Tuy nhiên, khi tách ra, theo LetsGoDigital, nó có thể được sạc không dây thông qua kết nối không dây với thân máy.

Thiết kế này mở ra nhiều công năng hơn cho người dùng smartphone trong tương lai. Dù vậy, không phải tất cả các bằng sáng chế đều sẽ cho ra sản phẩm. Việc của chúng ta là chờ đợi và xem liệu Xiaomi có hiện thực hóa thành công thiết kế này trong tương lai hay không.

Smartphone giá hơn 2 triệu vừa được Nokia ra mắt có gì nổi bật

Ở thị trường Trung Quốc, Nokia C3 có 2 màu sắc cho khách hàng lựa chọn gồm Nordic Blue and Gold Sand. Máy chính thức lên kệ vào ngày 13/8 tới. Nhiều khả năng, C3 sẽ được HMD Global đưa về Việt Nam trong thời gian tới.

Là smartphone giá rẻ nên Nokia C3 dùng vỏ ngoài bằng nhựa. Nắp lưng của máy có thể tháo rời để thay pin, SIM và thẻ nhớ. C3 có kích thước lần lượt là 159,9x77x8,69mm, trọng lượng ở mức 184,5 g. Cảm biến vân tay một chạm đặt ở mặt lưng. Cạnh trái của máy có nút kích hoạt nhanh trợ lý ảo Google Assistant.

Ảnh: Nokia

Để giúp người dùng xem phim, lướt web tốt hơn, HMD Global trang bị cho Nokia C3 màn hình IPS kích thước 5,99 inch nhưng độ phân giải của nó chỉ dừng lại ở mức HD+ (1.440x720 pixel) cho mật độ điểm ảnh 269 ppi. Màn hình trên C3 được chia theo tỷ lệ 18:9. Viên pin dung lượng 3.040 mAh, chỉ hỗ trợ sạc 10W.

Cấu hình của Nokia C3 khá khiêm tốn. Cụ thể, máy dùng chip Unisoc SC9863. Đây là vi xử lý sản xuất trên tiến trình 28nm, có 8 nhân với xung nhịp cao nhất 1,6GHz (4x1,6 GHz Cortex-A55 & 4x1.2 GHz Cortex-A55), chip đồ hoạ IMG832.

Ảnh: Nokia

C3 chỉ có phiên bản RAM 3 GB cùng bộ nhớ trong 32 GB. Khách hàng có thể mở rộng dung lượng lưu trữ qua khay cắm thẻ nhớ ngoài với dung lượng tối đa 400 GB. Việc được cài sẵn hệ điều hành Android 10 phiên bản Go giúp Nokia C3 xử lý các tác vụ mượt mà và tiết kiệm lưu lượng 3G, 4G hơn.

Nokia C3 chỉ có 1 camera sau với độ phân giải 8 MP, khẩu độ f/2.2 cùng máy ảnh selfie 5 MP. Tuy nhiên, ở mức giá hơn 2 triệu đồng, khách hàng không thể đòi hỏi gì hơn trên máy ảnh của một chiếc smartphone.

Viettel đổi logo kêu gọi người dùng cài đặt ứng dụng Bluezone

Biểu tượng nhà mạng được bổ sung thêm #hashtag Hay cai dat Bluezone. Ảnh: TTXVN

Sáng 5/8, nhiều người dùng mạng di động Viettel bất ngờ khi thấy biểu tượng nhà mạng này được thay đổi với một #hashtag nằm cạnh cột sóng di động góc trái màn hình.

Theo đó, người dùng sẽ thấy được thông báo với nội dung #Hay cai dat Bluezone (Hãy cài đặt Bluezone). Hiện tại, dòng hiển thị đã có trên các mẫu điện thoại iPhone và sẽ có trên Androi trong thời gian sớm nhất.

Đây được xem là một thông điệp ý nghĩa, thiết thực nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong việc cài đặt ứng dụng Bluezone vào smartphone để truy vết COVID-19, bảo vệ bản thân và gia đình.

Bluezone là ứng dụng truy vết nhanh những người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, đồng thời cảnh báo nếu người dùng tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Ứng dụng dành cho smartphone chạy iOS và Android.

Nhiều người đã nhận được tin nhắn từ Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông, đề nghị cài ứng dụng Bluezone lên smartphone từ cuối tháng 7/2020.

Trên mạng xã hội, nhiều hội nhóm và những người có sức ảnh hưởng cũng lên tiếng kêu gọi mọi người tải về ứng dụng này. Số lượt tải trên iOS và Android đã tăng vọt trong một tuần trở lại đây.

Theo thống kê từ Cục Tin học hóa, tính đến thời điểm 21h ngày 04/8/2020, số lượt tải khẩu trang điện tử Bluezone tăng mạnh lên tới 4.242.000 lượt. Bluezone cũng đang là ứng dụng được tải về nhiều nhất trên cả hai kho App Store và CH Play tại Việt Nam.

Bluezone khai thác công nghệ định vị Bluetooth năng lượng thấp, giống công nghệ mà Apple và Google cùng phát triển hồi tháng 4/2020 vừa qua. Các smartphone cài ứng dụng này sẽ trao đổi tín hiệu với nhau trong khoảng cách hai mét và lưu lại nhật ký tiếp xúc, không phân biệt điện thoại Android hay iPhone.

Khi phát hiện một ca nhiễm COVID-19 mới, lịch sử tiếp xúc của người bệnh sẽ được gửi tới các smartphone để đối chiếu. Nếu trùng khớp, người dùng sẽ nhận được cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm.

Cứ mỗi 15 phút, mã số Bluezone của người dùng sẽ tự động thay đổi để đảm bảo tính riêng tư. Do đó, 2 người cùng cài Bluezone ở gần nhau trong 15 phút sẽ được tính là một lượt tiếp xúc. Tuy nhiên, nếu không thấy cảnh báo nào từ ứng dụng, người dùng có thể yên tâm rằng những người mình tiếp xúc không phải là người nhiễm COVID-19.

Theo các chuyên gia, các ứng dụng dạng này chỉ hoạt động thật sự hiệu quả nếu được cài trên quy mô lớn. Một nhóm nghiên cứu từng ước tính, lượng cài đặt phải ở mức 60% dân số trưởng thành mới đạt hiệu quả kiểm dịch tối ưu.

Trước đó, vào đầu tháng 4/2020 khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, các nhà mạng tại Việt Nam cũng đã đồng loạt thay đổi biểu tượng với nội dung #StayHome (hãy ở nhà) với thông điệp hết sức quan trọng: Ở nhà, không chỉ vì bản thân, mà còn vì những người thân, vì cộng đồng và đất nước.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật