Tin tức trên báo Công an nhân dân, vào khoảng 11h30, ngày 23/4, Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh An Giang tiến hành tuần tra kiểm soát đến cầu Nguyễn Trung Trực (đoạn thuộc khóm Bình Khánh 1, phường Bình Khánh, TP.Long Xuyên), phát hiện một người đàn ông lớn tuổi đang ngồi trên lối dành cho người đi bộ, có dấu hiệu của người bệnh đang mệt và khó thở.
Lúc này, Tổ tuần tra liền dừng phương tiện đến thăm hỏi, được biết người đàn ông tên Lý Văn Bé (SN 1951, trú xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang được con gái dùng xe máy chở đến bệnh viện tim mạch An Giang để khám bệnh.
Tuy nhiên, khi đến khu vực cầu Nguyễn Trung Trực thì xảy ra va chạm với 1 xe máy khác khiến xe của con gái ông Bé bị hư hỏng không hoạt động được.
Ông Bé được đưa đến bệnh viện kịp thời, an toàn. (Ảnh: CAND)
Nhận thấy lúc này, thời tiết rất nóng, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn tuổi, nhất là trong trường hợp ông Bé đang bị bệnh tim, nếu không đưa đến Bệnh viện kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của ông, Tổ tuần tra nhanh chóng sử dụng xe chuyên dụng đưa ông Bé đến Bệnh viện tim mạch để khám và điều trị.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi đến Công an TP.HCM và các địa phương, đơn vị liên quan về việc tăng cường quản lý, tập trung trẻ em, người lang thang, xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn thành phố nhân dịp lễ 30/4 và 1/5.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Công an và các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường quản lý, tập trung trẻ em, người lang thang xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn thành phố dịp lễ 30-4 và 1-5. Việc này nhằm mục đích đảm bảo mỹ quan đô thị tại các di tích lịch sử - văn hoá, sự kiện, lễ hội và các địa điểm tập trung đông người trên địa bàn TP HCM trong dịp lễ.
Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ tổ công tác tại địa phương, bố trí lực lượng tuần tra, chốt trực tại các di tích lịch sử - văn hoá, sự kiện, lễ hội và các địa điểm tập trung đông người nhằm kịp thời xử lý hiệu quả khi phát hiện người lang thang, xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Lực lượng Thanh niên xung phong chỉ đạo các trật tự viên của lực lượng được bố trí trực tại các địa điểm được phân công. Khi phát hiện trẻ em, người lang thang, xin ăn thì kịp thời ngăn chặn, báo ngay với Tổ công tác hoặc Chính quyền, Công an địa phương và phối hợp xử lý, tập trung kịp thời...
Người xin ăn ở TP.HCM. (Ảnh: Người lao động)
UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức được đề nghị xây dựng kế hoạch quản lý, tập trung trẻ em, người lang thang, xin ăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu phát hiện có dấu hiệu chăn dắt, dụ dỗ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi đi xin ăn để trục lợi, lập tức báo ngay với cơ quan cấp trên, tiến hành xử lý hoặc chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra theo đúng thẩm quyền.
Để bảo đảm hiệu quả các vị trí công việc, UBND quận Hà Đông đã luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm 127 cán bộ. Trong đó, có 41 người là lãnh đạo, 66 công chức tập trung kế toán, địa chính xây dựng còn lại là các vị trí khác. Đó là báo cáo của UBND quận Hà Đông tại buổi làm việc với Đoàn giám sát số 2 của HĐND TP. Hà Nội, được tổ chức ngày 24/4 về “Thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại TP. Hà Nội”.
Tiền phong thông tin, tại buổi làm việc, UBND quận Hà Đông cho biết, thời gian qua UBND quận đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quận tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao đạo đức công vụ. Qua đó, đã phát hiện một số trường hợp vi phạm về giờ giấc, lề lối tác phong làm việc, không đeo thẻ công vụ khi thực thi nhiệm vụ.
UBND quận Hà Đông cũng cho biết, để bảo đảm hiệu quả các vị trí công việc, UBND quận đã luân chuyển, chuyển đổi vị trí việc làm 127 cán bộ. Trong đó, 41 người là lãnh đạo, 66 công chức tập trung kế toán, địa chính xây dựng...