Có tổng số 526 ca nhập viện do COVID-19. Trong đó, 353 ca bệnh (chiếm 67%) có tải lượng virus phù hợp và được giải mã gene tầm soát biến chủng SARS-CoV-2.
Kết quả thu nhận 336 bộ gene SARS-CoV-2, chiếm 95% trong tổng số 353 mẫu được đem đi phân tích, cho thấy trong sáu tháng cuối năm, ngoại trừ một chủng Delta ghi nhận vào tháng 7/2022, chỉ ghi nhận sự lưu hành của biến chủng Omicron.
Trong thời gian này, có sự dịch chuyển từ biến chủng phụ BA.5 của Omicron ở thời điểm tháng 7 đến tháng 9/2022 sang biến chủng phụ BA.2.75 (bao gồm biến chủng phụ BN.1 của BA.2.75) trong ba tháng cuối năm. Ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB vào tháng 12/2022 nhưng ở tỷ lệ thấp (3/52 trình tự giải mã vào tháng 12/2022, chiếm 5,7%.
Sự dịch chuyển theo thời gian giữa các biến chủng phụ của Omicron từ BA.5 sang BA.2.75 trên địa bàn TP là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Dựa vào tình hình COVID-19 ghi nhận trong thời gian vừa qua cũng như kết quả điều tra huyết thanh vào tháng 9 trên địa bàn TP cho thấy, tình hình COVID-19 tại TP đang được kiểm soát tốt, qua đó thể hiện vai trò của vaccine COVID-19.
Nằm trong các hoạt động phòng chống COVID-19 do Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo, thời gian tới, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) sẽ tiếp tục tầm soát biến chủng của SARS-CoV-2 nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho chương trình ứng phó đại dịch COVID-19 của TP.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 5 - 8/1, trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông ở mức báo động 1 và trên báo động 1, các sông nhỏ có khả năng lên mức báo động 1 - báo động 2; riêng trên sông Kôn (Bình Định) tại Thạnh Hòa dao động ở mức báo động 2 (do ảnh hưởng của công trình thủy lợi).
Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở trung du, vùng núi và ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa.
Trên biển, đêm 4, ngày 5/1, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Hoàng Sa), vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8. Biển động mạnh, sóng biển cao 3-6m.
Khu vực giữa Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động, sóng biển cao 3-5 m.
Ngày 5/1, vịnh Bắc Bộ gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động, sóng cao 2-3m.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục ở khoảng 5-8 độ Vĩ Bắc nên trong đêm 4 và ngày 5/1, vùng biển phía Nam khu vực giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển khu vực Trường Sa), vùng biển từ Quảng Ngãi đến Cà Mau có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy.
Lũ trên sông Hương. (Ảnh: TTXVN)
Cảnh báo, đêm 5 và ngày 6/1, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Hoàng Sa), có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8, sóng biển cao 4-6m, biển động mạnh; vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh; vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-3,5m, biển động.
Vùng biển phía Nam khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển khu vực Hoàng Sa), khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển khu vực Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và mưa dông.