Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thế giới mới nhất ngày 7/9

(DS&PL) -

Tin thế giới mới nhất ngày 7/9: Nga không muốn ngừng bán dầu cho Triều Tiên theo ý Hàn Quốc; Hàn Quốc triển khai thêm 4 bệ phóng THAAD đối phó Triều Tiên; ....

Tin thế giới mới nhất ngày 7/9: Nga không muốn ngừng bán dầu cho Triều Tiên theo ý Hàn Quốc; Hàn Quốc triển khai thêm 4 bệ phóng THAAD đối phó Triều Tiên; Lộ tài liệu Anh coi người EU là "công dân hạng hai" sau Brexit;...

Nga không muốn ngừng bán dầu cho Triều Tiên theo ý Hàn Quốc

TTXVN đưa tin, ngày 6/9, phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm bên lề diễn đàn kinh tế tại Vladivostok bên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, hai nhà lãnh đạo ổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên càng sớm càng tốt là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của cả hai bên, song dường như hai bên lại có những bất đồng ý kiến xung quanh vấn đề này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp tại Vladivostok, Nga ngày 6/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng tin Yonhap dẫn lời người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Yoon Young-chan cho biết Tổng thống Moon nhấn mạnh: “Để buộc Triều Tiên quay trở lại đối thoại, các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc cần được siết chặt. Điều không thể tránh khỏi hiện nay là cắt đứt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên. Chúng tôi hi vọng Nga cũng sẽ hợp tác trong vấn đề này”.

Tuy nhiên, người đồng cấp Putin cho rằng sức ép đối với Bình Nhưỡng sẽ không hiệu quả, bởi Moskva quan ngại việc phong tỏa nguồn cung dầu mỏ sẽ gây tổn hại cho người dân, trong đó có các bệnh viện. Theo người phát ngôn Yoon, ông Putin cho biết Nga chỉ xuất khẩu một lượng dầu thô ít ỏi tới Triều Tiên, khoảng 40.000 tấn mỗi năm. Tổng thống Putin nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa ra một giải pháp chính trị, thay vì áp đặt thêm các lệnh trừng phạt.

Hiện, người phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Hàn Quốc triển khai thêm 4 bệ phóng THAAD đối phó Triều Tiên

Theo tin tức trên báo VnExpress, ngày 6/9, tờ Yonhap dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) sẽ đặt các bệ phóng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại căn cứ mới ở Seongju, cách thủ đô Seoul 300 km về phía nam, vào ngày 7/9.

Vị trí Hàn Quốc bố trí THAAD. Đồ họa: Korean Times.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh sự cấp bách của việc triển khai các bệ phóng, đang lưu giữ tại một cơ sở của USFK gần đó, trong bối cảnh mối đe dọa từ "nước láng giềng khó đoán" ngày càng tăng. Triều Tiên gần đây liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo, đỉnh điểm là thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9.

Hàn Quốc mô tả đợt triển khai là "tạm thời" do còn cần đánh giá các tác động đến môi trường từ hệ thống THAAD. Quy trình này cần vài tháng để hoàn tất.

Hai bệ phóng cùng một radar của THAAD đã được bố trí trên một sân golf cũ ở Seongju và đi vào hoạt động. Một hệ thống THAAD đòi hỏi có ít nhất 6 bệ phóng.

Người dân địa phương phản đối mạnh mẽ việc triển khai THAAD. Họ cho rằng hệ thống này gây ra các mối nguy hại về sức khỏe và môi trường, đồng thời việc THAAD hiện diện tại khu vực sẽ biến nơi họ sinh sống trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của Triều Tiên.

Lộ tài liệu Anh coi người EU là "công dân hạng hai" sau Brexit

Báo Công an nhân dân dẫn nguồn tin từ tờ Guardian ngày 6/9, tài liệu dày 82 trang, được nhận định là vô cùng nhạy cảm, trình bày các đề xuất của Bộ Nội vụ Anh nhằm quản lý người di cư sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit), đặt dấu chấm hết cho việc di chuyển tự do trong khối đồng tiền chung Euro cũng như đưa người lao động Anh lên vị trí ưu tiên cao hơn.

Một đoạn tài liệu bị rò rỉ được Guardian đăng tải. Ảnh: The Guardian

"Nói một cách rõ ràng, điều này có nghĩa là, để được xem là giá trị tổng thể đối với quốc gia, việc di cư không nên chỉ là lợi ích cho chính những người di cư mà còn phải khiến người dân hiện thời của đất nước cảm thấy tốt hơn", tài liệu có đoạn cho biết.

Theo tài liệu bị rò rỉ, Chính phủ Anh sẽ áp đặt một hệ thống biện pháp cứng rắn dành cho công dân EU di cư tới Anh sau Brexit. Những người có tay nghề cao sẽ được cấp phép cư trú từ 3-5 năm trong khi những trường hợp còn lại phải nộp đơn cư trú mỗi 2 năm một lần.

Một vấn đề được cho là nhạy cảm cũng được nói đến trong tài liệu trên, khi người Anh dự định siết chặt định nghĩa về các “thành viên gia đình” của những người lao động được phép đi cùng. Giới hạn đề xuất chỉ bao gồm vợ/chồng, con cái dưới 18 tuổi và người sống phụ thuộc vào công nhân này. Nhiều chuyên gia lo ngại điều này sẽ khiến hàng chục ngàn gia đình bị chia rẽ.

Tài liệu cũng cho thấy có sự thay đổi về việc di chuyển qua biên giới nước Anh. Theo đó chính phủ Anh có kế hoạch yêu cầu công dân EU xuất trình hộ chiếu thay vì thẻ ID như hiện tại.

Anh có thể áp dụng biện pháp trên ngay sau khi nước này rời khỏi khối đồng chung Euro ngày 29/3/2019 nhưng bộ Nội vụ cho hay "một thông báo đầy đủ" sẽ được "cung cấp sau".

Hiện cả Anh và EU chưa đưa ra bình luận nào liên quan đến bộ tài liệu nói trên.

TT Hun Sen: Tôi sẽ lãnh đạo thêm 10 năm, 'đừng ghen tị'

Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, ngày 6/9, phát biểu trước khoảng 10.000 công nhân may ở ngoại ô Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói ông đã quyết định tranh cử thêm 2 nhiệm kỳ nữa trước khi suy nghĩ về chuyện rời nhiệm sở.

Ông Hun Sen giữ chức thủ tướng Campuchia đến nay đã 32 năm. Ảnh: Reuters.

"Lúc trước tôi rất phân vân về việc khi nào sẽ rời nhiệm sở, nhưng sau khi chứng kiến những hành vi phản quốc của một số người Campuchia trong những ngày qua, tôi đã quyết định tiếp tục công việc thêm 10 năm nữa", Bangkok Post thuật lại lời ông Hun Sen.

Thủ tướng Campuchia dường như muốn đề cập đến ông Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đồng thời là đối thủ chính của ông Hun Sen trong kỳ bầu cử năm tới. Ông Kem Sokha bị bắt giữ tại nhà hôm 3/9, sau đó chính thức bị truy tố về tội phản quốc và làm gián điệp.

Tại nhiệm đến nay đã 32 năm, ông Hun Sen là thủ tướng có thời gian giữ chức lâu nhất thế giới. Hồi năm 2007, ông từng cho biết muốn nghỉ hưu vào năm 90 tuổi nhưng đã rút lại tuyên bố này vào năm 2015.

"Cho phép tôi yêu cầu tất cả những người ngoại quốc rằng đừng ghen tị với tôi vì tôi là thủ tướng tại nhiệm lâu nhất thế giới", vị lãnh đạo 65 tuổi của Campuchia nói.

Phát biểu của ông Hun Sen xuất hiện giữa lúc căng thẳng đang gia tăng ở Campuchia xoay quanh cuộc bầu cử 2018. Nếu bị tuyên có tội, ông Kem Sokha có thể phải ngồi tù đến 30 năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ông Hun Sen gần như không có đối thủ trong cuộc chạy đua cho chiếc ghế thủ tướng.

Tây Ban Nha phối hợp với Maroc triệt phá nhóm thánh chiến

TTXVN thông tin, ngày 6/9, Bộ Nội vụ Tây Ban Nha cho biết giới chức nước này và Maroc đã bắt giữ 6 phần tử thánh chiến đang âm mưu “tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn.”

Lực lượng cảnh sát Tây Ban Nha. (Nguồn: EPA)

Theo tuyên bố của bộ trên, cảnh sát Tây Ban Nha và giới chức an ninh Maroc “đã triệt phá một nhóm khủng bố 6 đối tượng.” Trong đó, 5 đối tượng bị bắt tại Maroc và 1 đối tượng bị bắt tại Melilla, vùng lãnh thổ hải ngoại của Tây Ban Nha tại Bắc Phi.

Tây Ban Nha và Maroc đang tăng cường hợp tác an ninh sau loạt vụ tấn công khủng bố bằng hình thức lao xe vào đám đông tại Tây Ban Nha hồi trung tuần tháng 8 vừa qua.

Vụ việc khiến hơn 100 người thương vong và gây chấn động cả châu Âu cũng như toàn thế giới.

Cảnh sát xác định kẻ truyền bá tư tưởng cực đoan, "tẩy não," xúi giục các thanh niên thực hiện loạt vụ tấn công khủng bố này là một đối tượng người Maroc.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật