Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin bão số 3:Bão Kaimaegi di chuyển nhanh về Hải Phòng-Quảng Ninh

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo tin tức dự báo, cơn bão số 3 (Kalmaegi) đang đi chuyển rất nhanh và có thể sẽ sớm đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh.

(ĐSPL) - Theo tin tức dự báo, cơn bão số 3 (Kalmaegi) đang đi chuyển rất nhanh và có thể sẽ sớm đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho biết, hồi 4 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ vĩ Bắc; 112,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km, như vậy trưa nay (16/9), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ. Đến 16 giờ ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 200km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16. Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) tăng lên cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 - 6m. Biển động dữ dội.

Ảnh đường đi và vị trí cơn bão số 3 (bão Kalmaegi).

Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Như vậy tối nay (16/9), vùng tâm bão có khả năng đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 10 – 11, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên khu vực đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 - 7 (tức là từ 39 đến 61km một giờ), giật cấp 8 - 9. Từ chiều nay ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to.

Trong khoảng 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 17/9, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 102,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 một giờ).

Yêu cầu tàu thuyền về bờ neo đậu trước 12h trưa 16/9

Đây là một cơn bão mạnh, có tốc độ di chuyển rất nhanh và diễn biến phức tạp. Vì vậy, để chủ động đối phó, Thủ tướng Chính phủ đã ra công điện về phòng chống bão số 3.

Theo đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đình hoãn các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão; kiểm tra, rà soát phương án phòng, chống bão, nhất là “bốn tại chỗ”; theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tăng cường thông tin để nhân dân biết chủ động phòng chống bão. Các địa phương có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, mưa lũ triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt đối với đê điều, hồ đập, công trình thi công dở dang, các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn; chỉ đạo, hướng dẫn chằng chống nhà cửa, kho tàng, công trình để hạn chế thiệt hại; căn cứ diễn biến cụ thể của bão chủ động chỉ đạo cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn; triển khai giải pháp chống ngập úng tại các đô thị và bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Thông báo cho tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức, hướng dẫn di dời, neo đậu tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch, tàu vận tải), tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi đảm bảo an toàn. Cấm tàu thuyền ra khơi; đối với các tàu thuyền hoạt động ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An phải về bờ neo đậu trước 12h ngày 16/9.

Thông báo các tàu thuyền vào bờ neo đậu tránh bão số 3 (Ảnh minh họa).

Chủ động thực hiện sơ tán, di dời dân tại các khu vực nguy hiểm như vùng thấp trũng ven biển, cửa sông, trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, những nơi có khả năng bị ngập sâu và có nguy cơ cao về sạt lở đất. Việc sơ tán dân tại các khu vực nguy hiểm phải hoàn thành trước 17h ngày 16/9.

Các tỉnh trung du, miền núi: Tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ trượt lở đất, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời đảm bảo an toàn.

Yêu cầu chủ động đối phó với bão, sơ tán dân ở vùng nguy hiểm

Cũng trong công điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tỉnh, bộ ngành đình hoãn các cuộc họp chưa thực sự cần thiết để tập trung chỉ đạo đối phó với bão số 3, chủ động các phương án phòng chống bão, mưa lũ, sơ tán dân ở vùng nguy hiểm nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

Theo ghi nhận tại Hải Phòng: Ban chỉ huy PCLB Hải Phòng cấm toàn bộ tàu thuyền đánh cá ra khơi từ tối 15/9 và cấm toàn bộ tàu du lịch, tàu phà chở khách trên biển trước 9h sáng nay 16/9.

Theo Báo cáo của Bộ chỉ huy Biên phòng Hải Phòng, tính đến cuối giờ chiều ngày 15/9 đã thông báo cho 4.075 tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi neo đậu an toàn.

Hiện vẫn còn 945 tàu thuyền đang hoạt động trên biển, trong đó có 57 tàu thuyền đang đánh bắt xa bờ.

Tại Quảng Ninh, trong sáng nay (16/9), nghiêm cấm các tàu đánh bắt gần bờ ra khơi, chủ động về các nơi trú tránh. Từ chiều 16/9, ngừng hoạt động của các tàu du lịch, kể cả tàu du lịch ra các tuyến đảo, yêu cầu các tàu về nơi trú tránh an toàn.

Tổ chức sơ tán dân lên đất liền hoặc những hang động an toàn trên biển, công việc sơ tán dân yêu cầu hoàn thành trước 19 giờ ngày 16/9.

Các địa phương miền núi, các khu mỏ, khu đô thị rà soát kiểm tra các phương án phòng tránh lũ quét, sạt lở đất đá, ngập lụt khu dân cư. Chủ động sơ tán dân ở những khu vực có nguy cơ cao để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân…Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu. Tổ chức trực ban 24/24 giờ.

Tại Thái Bình, Ban chỉ huy phòng chống tỉnh Thái Bình nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi từ trưa 15/9; tiếp tục kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh bão an toàn; bố trí, sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu, tránh va đập gây vỡ và chìm tàu, không để người ở lại trên tàu, thuyền tại nơi neo đậu.

Đồng thời, di chuyển toàn bộ số lao động nuôi trồng thủy hải sản cùng ngư dân trên các tàu, thuyền vào khu neo đậu, tiến hành chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi đảm bảo an toàn trong trường hợp bão đổ bộ... Tất cả các công việc trên phải hoàn thành trước 9h ngày 16/9.

Tin nổi bật