Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tìm thấy khoáng chất đất hiếm ở ngoài khơi Nhật Bản, đảm bảo nhu cầu công nghiệp trong 780 năm

(DS&PL) -

Bùn từ đáy biển trên quần đảo Ogasawara, cách Tokyo khoảng 2.000km về phía Đông Nam chứa hàm lượng các nguyên tố đất hiếm và yttrium cao.

Bùn từ đáy biển trên quần đảo Ogasawara, cách Tokyo khoảng 2.000km về phía Đông Nam chứa hàm lượng các nguyên tố đất hiếm và yttrium cao.

Nhật Bản tìm thấy khoáng chất đất hiếm ở ngoài khơi. Ảnh minh họa: SCMP

Sự phát triển công nghiệp của Nhật Bản trong vài trăm năm tiếp theo có thể được đảm bảo với việc xác nhận rằng hàng triệu tấn khoáng chất đất hiếm đang tồn tại ngoài khơi bờ biển của đất nước này.

Tin tức về khám phá có giá trị - có khả năng giải phóng các công ty Nhật Bản khỏi việc nhập khẩu khoáng sản nước ngoài - đã đến vào ngày 10/4 vừa qua khi các nhà khoa học thuộc Đại học Tokyo cùng với Cơ quan Khoa học, Công nghệ Biển và Trái đất Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Scientific Reports của Anh.

Nghiên cứu cho biết, bùn từ đáy biển ngoài quần đảo Ogasawara, cách Tokyo khoảng 2.000km về phía đông nam, có chứa nồng độ cao, trong một số trường hợp lên đến gần 8.000 phần triệu - các nguyên tố đất hiếm và yttrium (REY).

"Bùn giàu REY này có tiềm năng rất lớn, như là một nguồn kim loại đất hiếm vì số giá trị và các tính chất khoáng vật có lợi", báo cáo cho biết. Các nhà nghiên cứu đã xác định khoảng 400 km2 đáy biển mà họ ước tính chứa 16 triệu tấn oxit đất hiếm, bao gồm đủ itrit để đáp ứng 780 năm nhu cầu trong nước, 620 năm trị giá europium, 420 năm terbium và 730 năm dysprosium.

Europium rất quan trọng trong việc phát triển các chất phốt pho và gốm sứ và có ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng và hạt nhân. Terbium và dysprosi cũng rất quan trọng trong công nghệ quốc phòng, gốm sứ và nam châm tiên tiến.

Tuy nhiên, một số trở ngại vẫn cần phải được giải quyết trước khi các khoáng sản có thể được sử dụng - không kém gì thách thức khai thác đáy biển ở độ sâu gần 6.000 mét và tại vùng cực kỳ xa xôi.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật