Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiểu đường type 2 chuyển từ uống thuốc sang tiêm insulin có phải bệnh nặng hơn?

  • Ngọc Ánh
(DS&PL) -

Đối với người bệnh tiểu đường type 2, không phải trong trường hợp nào chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm insulin cũng đồng nghĩa là bệnh nặng lên.

Trường hợp tiêm insulin không phải là bệnh tiểu đường nặng lên

Trong quá trình sống chung cùng căn bệnh tiểu đường, có rất nhiều thời điểm đường huyết không được kiểm soát tốt và tăng cao quá mức như: Chế độ ăn không khoa học, stress, bị ốm, sốt, nhiễm trùng… Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định tiêm insulin tạm thời để giảm nhanh đường huyết. Điều đó không thể chứng minh bệnh tiểu đường nặng lên, bởi vì sau một thời gian nhất định, người bệnh sẽ được ngưng sử dụng insulin và quay lại lộ trình điều trị cũ.

Tiêm insulin tạm thời không phải bệnh tiểu đường nặng lên

Người bệnh được tiêm insulin tạm thời trong những trường hợp sau:

1. Mới phát hiện tiểu đường:

Nhiều bệnh nhân tại thời điểm được chẩn đoán tiểu đường, đường huyết tăng cao trên 22 mmol/l, người yếu, mệt mỏi, khát nước nhiều thì sẽ được tiêm insulin ngay. Mục đích là để giảm nhanh đường huyết, hạn chế những biến chứng cấp tính như toan ceton, hôn mê xảy ra. Sau khoảng 10 - 15 ngày hoặc là 1 tháng, khi đường huyết về ngưỡng an toàn rồi, bệnh nhân sẽ dừng tiêm insulin và chuyển sang thuốc uống.

2. Mắc các bệnh lý nhiễm trùng:

Đường máu tăng vọt khi người tiểu đường mắc thêm các bệnh lý nhiễm trùng khác như viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản, viêm thận… và gây khó khăn trong việc điều trị. Do đó, để chữa khỏi bệnh mắc kèm này, trước hết cần hạ đường huyết nhanh bằng cách cho bệnh nhân tiêm insulin. Khi chữa khỏi các bệnh mắc kèm, bạn hoàn toàn có thể chỉ cần uống thuốc như trước lúc bị bệnh.

3. Phẫu thuật:

Người tiểu đường nếu cần phẫu thuật, ví dụ như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, ruột thừa… trước hết cũng cần phải tiêm insulin để giảm đường huyết. Điều này đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình tiến hành phẫu thuật. Sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ trở lại sử dụng thuốc uống bình thường.

Trường hợp chuyển từ uống thuốc sang tiêm insulin cảnh báo bệnh tiểu đường nặng lên

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 có một cơ chế đó là thiếu insulin. Ban đầu, bác sĩ dùng thuốc uống để kích thích tụy sản xuất ra nhiều insulin hơn. Nhưng theo thời gian, tuyến tụy của người bệnh suy yếu dần, tác dụng của thuốc không đủ để giúp tụy tiết đủ insulin nữa. Do đó chúng ta cần đưa insulin từ bên ngoài vào. Thông thường, người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau 5 - 15 năm, tụy sẽ không đáp ứng tốt với thuốc điều trị nữa.

Đa số các trường hợp, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc tiêm insulin dựa trên các tiêu chí sau:

- Chỉ số đường huyết lúc đói trên 8mmol/l.

- HbA1C trên 8% sau 2 lần thử. Ví dụ hôm nay thử là 8.1%, người bệnh thay đổi chế độ ăn, vận động, thay đổi thuốc uống. 3 tháng sau, bệnh nhân đi khám lại mà chỉ số HbA1C vẫn trên 8% thì bác sĩ sẽ chuyển sang tiêm insulin. Bởi vì trong khoảng 3 tháng đó, chúng ta đã thực hiện rất nhiều biện pháp rồi mà HbA1C vẫn không hạ.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, người bệnh được giữ nguyên thuốc uống và bổ sung thêm insulin với liều thấp. Hoặc là, bạn cần dừng thuốc uống và chuyển sang tiêm insulin hoàn toàn. Trường hợp này thường xảy ra đối với những người tiểu đường lâu năm bắt đầu có biến chứng thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút), người có men gan cao; bác sĩ sẽ không cho dùng thuốc uống nữa để hạn chế tác dụng phụ.

Người tiểu đường tuýp 2 cần tiêm insulin lâu dài cảnh báo sự suy giảm nặng của tuyến tụy, hoặc là đã có tổn thương trên gan, thận khiến bệnh nhân không thể uống thuốc được nữa. Bệnh diễn biến nặng hơn sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng tiểu đường trên thận, mắt, thần kinh, tim mạch…

Cách ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng cho người tiểu đường tiêm insulin

Trong những năm gần đây, xu hướng kết hợp các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược song song với sử dụng thuốc tây hoặc tiêm insulin đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kiểm soát đường huyết, biến chứng tiểu đường. Và một trong những sản phẩm được đông đảo chuyên gia và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn nhất hiện nay là Viên uống thảo dược Glutex.

Tiên phong trong ứng dụng công nghệ lượng tử hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex đã mang đến một giải pháp kiểm soát đường huyết hoàn toàn khác biệt, hiệu quả nhanh hơn, an toàn hơn. Khảo sát của Chương trình Tin dùng Việt Nam cũng cho thấy, người bệnh sử dụng Glutex theo liệu trình tối thiểu 3-6 tháng giúp:

- 98,5% người dùng giảm và ổn định chỉ số đường huyết.

- 90-96% người dùng giảm các biểu hiện do tăng đường huyết gây ra như tê bì tay chân, mờ mắt, tiểu nhiều…

- 92,4% người dùng quyết định dùng sản phẩm lâu dài để ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng.

Chương trình Tin Dùng Việt Nam công bố mức độ hài lòng của người dùng về hiệu quả của Glutex đạt 98,5%

Glutex giúp người bệnh sống lâu hơn khi bị tiểu đường

Sống thoải mái và khỏe mạnh, giữ gìn sức khỏe và tuổi thọ giống như người bình thường là mưu cầu chính đáng mà mỗi bệnh nhân tiểu đường, tiền tiểu đường đều xứng đáng có được. Thấu hiểu điều đó, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex đã ra đời với sứ mệnh “Giúp người bệnh sống lâu hơn khi bị tiểu đường”.

Gần một thập kỷ có mặt trên thị trường, hàng triệu người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường đã có được sức khỏe ổn định, giảm và ổn định đường huyết, cải thiện biến chứng, giảm dần được sự phụ thuộc vào thuốc tây y nhờ sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex.

Chị Vũ Thị Thu (43 tuổi, địa chỉ: Xóm 8, Ân Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình) cho biết:

“Lúc bị tiểu đường tôi mới hơn 30 tuổi. Chồng thì ở xa, con còn nhỏ, mà giờ bệnh ra đấy rồi ai làm việc, ai chăm con. Tôi lo lắm…

Cũng may xem tivi, vô tình tôi biết đến Glutex. Tôi uống tháng đầu tiên chưa giảm mấy, sang đến tháng thứ 2 tôi đi xét nghiệm ở bệnh viện thì lúc đó đường huyết đã giảm rất tốt rồi, chỉ có 5.3 - 5.4 gì đó. Trước tôi còn tê bì tay chân, chuột rút về đêm nhưng mà bây giờ không còn nữa rồi.

Bác sĩ còn hỏi tôi là “Cháu uống cái gì mà giảm tốt vậy?”. Thì tôi cũng nói thật là ngoài thuốc của bệnh viện kê, tôi có dùng thêm Glutex. Bác sĩ cũng bảo, nếu đang dùng tốt vậy thì cứ dùng duy trì”.

Uống Glutex hàng ngày là bí quyết giúp chị Thu kiểm soát tốt đường huyết

Hiện nay Glutex được bán tại nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm địa chỉ nhà thuốc gần nhất có bán Glutex, vui lòng xem ngay tại trang Điểm bán Glutex.

Hy vọng với sự góp mặt của giải pháp thảo dược Glutex, càng nhiều người bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường hơn nữa có thể có được mức đường huyết ổn định, tránh xa biến chứng để tự tin sống vui, sống khỏe.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

(*) Có Glutex thật hay, ổn định đường huyết cả ngày khỏe vui. Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tin nổi bật