Sỏi thận là các khoáng chất cứng hình thành bên trong thận, có thể gây đau dữ dội khi đi qua đường tiết niệu. Không có cách nào có thể ngăn ngừa sỏi thận hoàn toàn, nhất là người có tiền sử gia đình mắc bệnh. Điều chỉnh chế độ ăn uống và dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Uống nhiều nước hơn là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận. Cơ thể không đủ nước khiến lượng nước tiểu ít, cô đặc hơn và ít có khả năng hòa tan muối và khoáng chất, từ đó gây ra sỏi. Nước chanh và nước cam cũng là lựa chọn tốt bởi đều chứa citrate, có thể ngăn sỏi hình thành. Nên uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày hoặc đủ để tạo ra khoảng hai lít nước tiểu. Người thường xuyên tập thể dục, đổ mồ hôi nhiều hoặc có tiền sử sỏi cystine cần uống thêm nước.
Nhận biết cơ thể đủ nước hay không bằng cách nhìn vào màu nước tiểu. Nước tiểu sẫm màu nghĩa là cần uống nước nhiều hơn.
Uống nhiều nước hơn là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa sỏi thận.
Bởi lẽ, nếu kiêng hoàn toàn canxi sẽ gây mất cân bằng trong cơ thể, gây nguy cơ loãng xương, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn, gia tăng khả năng tạo sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận vẫn nên đưa các thực phẩm bổ sung lượng canxi cần thiết, có trong phô mai, các loại hạt, sữa chua, trứng, các loại hải sản có vỏ…
Cố gắng đáp ứng nhu cầu canxi của cơ thể thông qua thực phẩm. Chỉ bổ sung khi thực sự cần thiết và theo sự chỉ định của bác sĩ.
Ăn hay sử dụng nước ép của các loại quả thuộc họ cam quýt có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Một số gợi ý cho bạn bao gồm: Chanh, cam, và quả bưởi chùm,…
Theo Quỹ Chăm sóc Tiết niệu Mỹ, quá nhiều muối trong nước tiểu ngăn canxi được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này khiến canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận. Ăn ít muối hơn giúp duy trì mức canxi trong nước tiểu ở mức thấp hơn. Canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp.
Để giảm lượng natri nạp vào cơ thể, hãy đọc kỹ nhãn thực phẩm. Các loại thực phẩm thường có hàm lượng natri cao bao gồm thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, súp đóng hộp, thịt xông khói... Để tạo hương vị cho thực phẩm, hãy thử dùng các loại thảo mộc tươi hoặc hỗn hợp gia vị thảo mộc không chứa muối.
Bổ sung lượng chất xơ đầy đủ sẽ giúp cơ thể hạn chế sự phát triển sỏi.
Chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ bài tiết. Vì vậy, bổ sung lượng chất xơ đầy đủ sẽ giúp cơ thể hạn chế sự phát triển sỏi. Người bệnh sỏi thận nên ăn một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau cần tây, bắp cải, bông cải xanh, khoai lang…
Các loại vitamin A, D, B6… là những vitamin tốt cho sức khỏe của người bệnh sỏi thận. Vitamin A giúp tăng cường miễn dịch và hỗ trợ điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin A sẽ giảm bớt sự lắng đọng khoáng chất có trong nước tiểu, hạn chế việc hình thành sỏi thận.
Các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, bí đỏ, ớt chuông, cà chua, khoai lang, bông cải xanh…
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin D là lòng đỏ trứng gà, sữa, cá biển…
Vitamin B6 giúp giảm khả năng hình thành oxalat, nguyên nhân gây nên sự hình thành sỏi. Tuy nhiên, đây là loại vitamin cơ thể không tự sản xuất được mà cần được bổ sung từ các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
Những thực phẩm có nguồn vitamin B6 dồi dào là các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đậu đỏ, đậu phộng, đậu nành), bông cải, cà rốt và các loại cá…
Thực phẩm giàu protein động vật có tính axit và có thể làm tăng axit trong nước tiểu. Axit trong nước tiểu cao có thể gây ra cả sỏi thận axit uric và canxi oxalat. Người có nguy cơ cao mắc sỏi thận nên hạn chế hoặc tránh thịt bò, thịt gia cầm, cá, thịt lợn.